22/09/2017 11:16 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Lời đe dọa “hủy diệt” CHDCND Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/9 dù là câu nói được chuẩn bị trước hay "buột miệng" thì trên thực tế đều thể hiện ý đồ riêng của ông Trump.
Ngày 19/9, trong bài phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York (Mỹ), Tổng thống Trump bày tỏ: “Hiện giờ Triều Tiên liều lĩnh theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đe dọa toàn bộ thế giới với nguy cơ gây tổn hại nhân loại. Nước Mỹ hùng mạnh và kiên nhẫn nhưng nếu buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ cho đồng minh của mình, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn toàn hủy diệt Triều Tiên. 'Người đàn ông tên lửa' đang trong một nhiệm vụ tự sát”.
Theo tờ Washington Post (Mỹ), các phát biểu của ông Trump đối với Triều Tiên từ trước đã có nhiều cứng rắn. Ngày 8/8, Tổng thống Trump dùng cụm từ “lửa cháy và thịnh nộ” để cảnh cáo nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục đe dọa nước Mỹ. Tuy nhiên, bài phát biểu ngày 19/9 của ông chủ Nhà Trắng lại hâm nóng tình hình bởi hai yếu tố chính: cho rằng nước Mỹ sẽ tung ra phản ứng quy mô thay mặt đồng minh và đe dọa hủy diệt Triều Tiên.
“Lửa cháy và thịnh nộ” có thể hiểu đơn giản là loại bỏ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và chính phủ của ông. Tuy nhiên, “hủy diệt” Triều Tiên dường như là lời nhắn nhủ tới người dân đất nước này rằng họ sẽ phải đối mặt với cái kết giống như lãnh đạo và chính phủ của họ.
Việc đe dọa xóa sổ cả một quốc gia như vậy, dù là dùng vũ khí phi hạt nhân hay vũ khí hạt nhân đều được coi là tuyên ngôn vô cùng lớn và cần được làm rõ từ phía Nhà Trắng. Tờ Washington Post cho rằng phát ngôn ngày 19/9 của Tổng thống Trump là nội dung đã được chuẩn bị từ trước. Đối với “lửa cháy và thịnh nộ”, Nhà Trắng khẳng định là câu nói từ phía ông Trump không được soạn trước do vậy các nhà phân tích nhìn chung đều cho rằng Tổng thống Mỹ đã “quá khích” và nói quá lên.
Năm 2016, Tổng thống Mỹ thứ 44 Barack Obama cũng từng có câu nói tương tự: “Chúng ta rõ ràng có khả năng dùng vũ khí của mình để phá hủy Triều Tiên”. Tuy nhiên sau đó, ông Obama có đề cập rằng hành động như vậy sẽ đi cùng với cái giá phải trả là con người ngoài ra Triều Tiên còn ở ngay cạnh đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc.
Điều khác biệt trong câu nói của Tổng thống Trump và người tiền nhiệm là trong khi ông Obama dùng từ “có thể” khiến tính thực tế được giảm xuống thì ông chủ Nhà Trắng thứ 45 lại khẳng định “chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc…”. Từ đây tờ Washington Post đánh giá rằng Tổng thống Trump đang đi theo cái gọi là thuyết “kẻ điên” nhằm khiến mình trở nên khó đoán và khiến các nhà lãnh đạo thế giới khác lo sợ.
Nhưng phương thức này không hề hoàn hảo mà vẫn có điểm trừ. Tướng Mỹ về hưu David Petraeus gần đây từng đề cập đến trường hợp của Tổng thống Mỹ thứ 37 Richard Nixon - người từng vận dụng thuyết “kẻ điên”. Theo đó, ông Nixon đã yêu cầu cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger nói với Liên Xô: “Các bạn biết đó, Tổng thống Nixon hiện đang có nhiều áp lực và đôi khi ông ấy uống rượu ngày đêm do vậy các bạn nên cẩn trọng. Đừng đẩy ông ấy vào khủng hoảng”.
Ông Petraeus nhận xét điều không mong muốn trong thuyết “kẻ điên” là phía khác nghĩ rằng người nói không có lý trí trong trường hợp có khủng hoảng.
Các khảo sát cho thấy người Mỹ không tự tin vào khả năng giải quyết tình hình Triều Tiên của ông Trump với 61% người được hỏi cho biết họ thấy bất an. Phát biểu ngày 19/9 của Tổng thống Mỹ có thể không xoa dịu các nỗi sợ hãi nhưng nhiều khả năng ông Trump đang muốn đánh cược vào việc buộc Triều Tiên tìm đến bàn đàm phán.
Theo Hà Linh/Báo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất