Nga muốn hồi sinh khí cầu quân sự, có thể thay thế máy bay không người lái

03/06/2016 17:33 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) -  Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã thông qua khái niệm về phát triển kỹ thuật hàng không cho đến năm 2025, trong đó bao hàm ý tưởng hồi sinh phương tiện khinh khí cầu, khí tĩnh học và bóng thám không trong mục đích quân sự.

Các khí cụ này được xem như phương án thay thế cho máy bay không người lái (UAV). Ưu điểm của các thiết bị là trọng tải lớn hơn, tiêu thụ năng lượng ít hơn và có khả năng giữ lâu tại một điểm.

Có lưu ý rằng kỹ thuật hàng không kiểu này đã được sử dụng trong chiến dịch của lực lượng Nga ở Syria. Các phương tiện được sử dụng để bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian tiến hành cuộc hòa nhạc của Nhà hát Mariinsky dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Valery Gergiev tại Palmyra vừa được giải phóng.

Được biết, khinh khí cầu được sản xuất và vận hành chính thức vào năm 1783, do hai anh em nhà Joseph và Etienne Montgolfier sáng chế.

Những năm đầu thế kỷ XVIII khinh khí cầu được sản xuất bằng các chất liệu không tốt, yếu, dùng chủ yếu để thử nghiệm hay làm trò giải trí. Năm 1852, kỹ sư người Pháp Henri Giffard đã chế tạo được khinh khí cầu tựa như máy bay, được gắn động cơ hơi nước khổng lồ, chỉ bay trong tầm 17 dặm, tốc độ tối đa là 5 dặm/phút. Việc phát hiện ra động cơ chạy xăng dầu vào năm 1898 đã dẫn tới việc sản xuất ra khinh khí cầu chạy xăng, dầu, do kỹ sư người Brazil Alberto Santos-Dumont chế tạo.

Trong Thế chiến II, Mỹ cũng đã sử dụng khinh khí cầu vào việc hộ tống, định hướng hoạt động của tàu thuyền, tìm kiếm tàu ngầm. Chỉ duy nhất một chiếc bị bắn hạ trong chiến tranh. Năm 1943, Hải quân Mỹ cũng đã phát hiện thấy khinh khí cầu được gắn vào tàu ngầm Đức gần biển Florida.

Thông thường, người ta thường sử dụng khinh khí cầu để tấn công các tàu ngầm.

Tổng hợp từ Sputnik/ABC, CAND.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm