31/08/2015 05:53 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Mặc dù các tàu chiến cỡ lớn đã không còn được ưa chuộng từ cách đây hàng thập kỷ, quan điểm này có thể sẽ được đảo ngược trong thời điểm hiện nay, khi cả Nga, Mỹ, Trung Quốc đều lên kế hoạch đóng các chiến hạm cực lớn.
Ít nhất đây là quan điểm của học giả Mỹ Robert Farley, người là Giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson.
"Trong nhiều thập kỷ, các nhà thiết kế hải quân đã tập trung xây các con tàu mà theo tiêu chuẩn của hai cuộc Thế chiến là vô cùng "mỏng manh dễ vỡ". Các con tàu này có khả năng tấn công và tầm tấn công vượt trội so với các chiếm hạm của đầu thế kỷ 20. Nhưng chúng không chịu nổi khi trúng một phát đạn. Có thể đã tới lúc để thay đổi chiến lược này" - ông Farley viết trong bài báo đăng trên tờ National Interest.
Vị giáo sư cho rằng các tàu chiến hiện đại có nguồn gốc từ loại tàu Sovereign của Hoàng gia Anh, ra đời vào những năm 1890. Các tàu này được trang bị 2 pháo hạng nặng tại mỗi ụ áo của nó. Ngoài ra, phần mũi và đuôi tàu được bọc thép dày, với lượng giãn nước lên tới gần 15.000 tấn.
Nhiều hải quân đã từng đón nhận thiết kế kiểu này, khiến các chiến hạm có khả năng tấn công và hứng chịu thiệt hại từ cú bắn của đối phương tốt hơn.
"Sự chết chóc và khả năng sống sót tăng lên chóng mặt cùng kích cỡ tàu chiến và các hải quân của thế giới đã đi theo xu hướng này. Tới năm 1915, các đời chiến hạm đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh có lượng giãn nước 27.000 tấn. Đến năm 1920, con tàu chiến lớn nhất thế giới (HMS Hood) có lượng giãn nước 45.000 tấn. Năm 1921, các thỏa thuận quốc tế đã hạn chế bớt kích cỡ chiến hạm" - ôn g cho biết.
Tuy nhiên chiến tranh trên biển thời Thế chiến 2 cho thấy các chiến hạm khổng lồ không chống lại được một cuộc tấn công kết hợp của tàu ngầm và máy bay. Sau chiến tranh, chúng dần lui vào dĩ vãng.
Các chiến hạm cỡ lớn chỉ được hồi sinh vào những năm 1970, khi Liên Xô triển khai dự án chế tạo tuần dương hạm hạng nặng mang tên lửa loại Kirov. Để đáp trả Liên Xô, Mỹ đưa vào trang bị trở lại 4 chiến hạm hạng nặng loại Iowa, nhưng chúng cũng chỉ phục vụ thêm có vài năm.
"Gần đây, Nga, Mỹ và Trung Quốc đều đã cân nhắc việc chế tạo các tàu nổi cỡ lớn" - ông Robert Farley cho biết - "Một trong các đề xuất của Hải quân Mỹ cho chương trình CG(X) gồm việc chế tạo một chiến hạm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 25.000 tấn".
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm các tàu Type 055 - những chiến hạm lớn nhất châu Á. Về phần mình, Nga tuyên bố đã có kế hoạch bắt đầu đóng các khu trục hạm loại Lider (Leader) mới vào năm 2019.
Theo các nhà thiết kế, chiến hạm Lider có lượng giãn nước 17.500 tấn và mang theo 60 tên lửa hành trình diệt hạm, 128 tên lửa có điều khiển diệt máy bay. Chiến hạm này có thể đạt tốc độ 30 hải lý và hoạt động bình thường trên biển tới 90 ngày mà không cần tiếp tế.
Dựa vào đó, Giáo sư Farley tin rằng các tàu chiến cỡ lớn vẫn có những lợi thế về khả năng tấn công và cơ hội sống sót. Ông chỉ ra rằng tàu lớn có thể mang theo nhiều tên lửa hơn phục vụ cả tấn công lẫn phòng thủ. Các tiến bộ về công nghệ pháo, như Hệ thống pháo hiện đại 155mm sẽ gắn trên tàu Zumwalt của Mỹ, có nghĩa pháo hải quân cỡ lớn có thể bắn xa và chính xác hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, tàu lớn có thể sản xuất nhiều điện hơn, qua đó gắn được nhiều vũ khí, cảm biến tiêu thụ năng lượng lớn hơn, như pháp điện từ. Ngoài ra người ta còn có thể lắp các hệ thống phòng thủ tốt hơn, như hệ thống laser chống tên lửa, các công nghệ cảm biến phòng thủ, các hệ thống phòng thủ tầm gần... giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót của chiến hạm cỡ lớn trong cuộc xung đột.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất