Tìm hiểu bệ phóng tên lửa vũ trụ trên biển của Nga làm rơi vệ tinh Mỹ

02/02/2013 06:09 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Tên lửa Zenit-3SL của Nga mang theo vệ tinh viễn thông Intelsat-27 của Mỹ đã rơi xuống Thái Bình Dương ngay sau khi được phóng từ bệ phóng di động trên biển Sea Launch ngày 1/2 do một động cơ bị hỏng.

Công ty Sea Launch được thành lập vào năm 1995 với sự tham gia của công ty Boeing (Mỹ), tập đoàn tên lửa vũ trụ Nga Energia, Tập đoàn tên lửa vũ trụ Kvyarner của Na Uy và phòng thiết kế của các doanh nghiệp Ukraina Yuzhnoe và Yuzhmash. Đây là dự án thương mại quốc tế đầu tiên trong lịch sử với mục đích thành lập và khai thác phức hợp tên lửa vũ trụ đặt trên trên biển.

Hệ thống phóng trên biển cho phép tên lửa phóng đi từ bất kỳ điểm nào trên bề mặt trái đất. Điều này giúp tăng khả năng mang cũng như giảm giá thành phóng tên lửa so với phóng bằng bệ phóng trên mặt đất.

Energia Overseas Limited-một công ty con của tập đoàn Energy, Nga, sở hữu 80% cố phiểu của Sea Launch, 15% tiếp theo do Energy nắm, Boeing chỉ giữ 3% và Aker Solutions có trong tay 2% cổ phiếu của dự án.

Kể từ khi ra đời, Sea Launch đã được giao thực hiện hơn 30 lần phóng vệ tinh, nhưng chỉ 3 lần thất bại và một lần bị hủy bỏ kế hoạch.

Một số hình ảnh của Sea Launch:


Giàn phóng lớp ABS-AMS A-1, năm 1988


Một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi giàn phóng

Giàn phóng Odyssey giai đoạn 1996-1997


Giàn phóng Odyssey giai đoạn 1997-1998

Sea Launch, năm 1998

Sea Launch tại Singapore, năm 1998


Sea Launch, năm 1999

Sea Launch tại Canada, năm 2007

Sea Launch tại Hawai, năm 2007

Sea Launch tại Hawai, năm 2011

Sea Launch, năm 2012

Tên lửa đẩy Zenit-3SL phóng từ giàn phóng Odyssey, năm 2013

Danh Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm