Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc gia cố để tăng tải trọng của cầu vượt nhẹ nút Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng với 10 tỷ đồng là hợp lý. Hơn nữa, đây cũng là đề xuất của Ngân hàng thế giới (WB) để tuyến buýt nhanh số 1 (BRT1) được đi lên cầu vượt. Xe buýt chạy trên cầu vượt nhẹ
Những ngày qua, dư luận không khỏi bàn tán về việc, cầu vượt nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng vừa đưa vào sử dụng được 1 năm đã phải gia cường tải trọng. Lý do, khi thiết kế cầu vượt qua đây, các Sở, ngành không tính toán đến lộ trình của tuyến BRT 1 chạy qua nút giao này. Do vậy, mới có việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cầu cho xe buýt BRT 1 chạy qua.
Dự án xây dựng BRT 1 có tổng mức đầu tư 49 triệu USD là một trong những hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do WB tài trợ. Tuyến BRT này có chiều dài 14,7km, điểm đầu từ Yên Nghĩa (Hà Đông), điểm cuối tại bến xe Kim Mã. Lộ trình tuyến từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - bến xe Yên Nghĩa và ngược lại. Tuyến BRT 1 chạy qua nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, trong khi ở đây đang tồn tại cầu vượt nhẹ được khánh thành, đưa vào sử dụng hồi tháng 4-2012. Tuy nhiên, cầu vượt nút giao này chỉ dành cho xe máy và ô tô có tải trọng nhẹ dưới 3,5 tấn, xe buýt không đi qua được, bao gồm cả xe buýt BRT.
Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội), tuyến BRT 1 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với năng lực vận chuyển khoảng 2.000 hành khách/giờ/chiều, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
WB không tài trợ thêm kinh phí gia cường
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Dự án BRT 1 được phê duyệt năm 2007, lúc này chưa có ý tưởng xây cầu vượt nhẹ, nên xe buýt BRT sẽ chạy chung đường với các phương tiện, chỉ có ưu tiên về tín hiệu đèn tại các nút giao”. Năm 2009-2010, trước tình trạng giao thông ùn tắc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chỉ đạo 2 TP này phải nghiên cứu, xây cầu vượt lắp ghép tại các nút giao để giải quyết ùn tắc. 9 cầu vượt tại 9 nút giao ban đầu đưa ra phương án dành cho tất cả các loại phương tiện. Song, khi bàn bạc thì không được chấp thuận vì một số lý do như phá vỡ cảnh quan, quy hoạch, kinh phí lớn và đặc biệt, tiến độ sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến đi lại. “Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo xây dựng cầu vượt lắp ghép dành cho xe tải trọng nhẹ, dưới 3,5 tấn. Các bên thống nhất, lấy nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng xây dựng thí điểm, rút kinh nghiệm triển khai tại các nút giao khác. Như vậy, có thể khẳng định, khi xây cầu vượt nhẹ qua đây, các Bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đã bàn bạc phương án rất kỹ”, đại diện Sở GTVT nói.
Khi tính toán xây cầu vượt tại nút giao này, tất cả các cơ quan quản lý, chuyên gia giao thông đều thống nhất, làm cầu vượt nhẹ, xe buýt BRT 1 đi bên dưới như phê duyệt ban đầu năm 2007. Lý giải về việc tại sao đến giờ lại điều chỉnh để xe buýt BRT 1 đi qua cầu, đại diện Sở GTVT cho biết, WB cho rằng, cần tạo mọi điều kiện tối ưu, ưu tiên cho loại hình phương tiện công cộng này. WB cũng đã đặt vấn đề chính thức với UBND TP Hà Nội và TP đã đồng ý. Việc gia cường tải trọng cho cầu vượt Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng cũng được WB thông qua về chủ trương. Thời gian tiến hành gia cường từ 1-1,5 tháng, không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của các phương tiện qua đây. Kinh phí gần 10 tỷ đồng chi cho việc gia cường nằm trong gói hỗ trợ 49 triệu USD mà WB tài trợ cho toàn dự án BRT 1.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông Hà Nội cho rằng, việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cho cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng là hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ tính linh hoạt của loại cầu vượt lắp ghép. Trong khi, BRT là giải pháp hữu hiệu cho giao thông Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, mà lý ra phải làm từ 5-7 năm trước.
Nhìn nhận dưới góc độ quy hoạch, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều này thể hiện sự hạn chế trong tầm nhìn quy hoạch giao thông của Thủ đô. “Quy hoạch giao thông đã có, nhưng cứ vài ba năm lại phát sinh, lại điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn. Quy hoạch mà chắp vá, nay sửa một tí, mai điều chỉnh một ít thì rất đáng lo”.
Ngày 13/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho biết sẽ đẩy mạnh Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) khi tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Hàn Quốc tại Triển lãm Thế giới Osaka-Kansai 2025 (Osaka Expo 2025) ở Nhật Bản, nhằm quảng bá du lịch và thu hút du khách quốc tế đến Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ngày 12/5 thông báo nước này đã hồi hương thành công 25 hiện vật khảo cổ quý hiếm bị buôn lậu sang Mỹ.
XSMN 13/5: Xổ số miền Nam ngày 13/5/2025 gồm các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu và Vũng Tàu. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Ba ngày 13/5 trên giaidauscholar.com.
Trực tiếp bóng đá CAHN vs Buriram United (19h30, 14/5) – giaidauscholar.com cập nhật diễn biến trận đấu giữa CAHN vs Buriram United thuộc chung kết lượt đi Shopee Cup.
Ngày 13/5, theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà trường sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân chuẩn quốc tế, với thời gian rút gọn còn 3 năm. Chương trình này tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ, góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia.
Sáng 13/5, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển tên tuyến đường mang tên đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếp nối hành trình một thập kỷ rực rỡ và tiên phong, chiều ngày 12/5, buổi họp báo khởi động Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2025 - Aquafina Vietnam International Fashion Week Spring Summer 2025 đã diễn ra tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
MU đang trải qua 1 mùa giải Premier League thảm họa. Họ chìm sâu trong khủng hoảng và đứng trước nguy cơ đánh mất hoàn toàn danh tiếng của một gã khổng lồ. Với tình hình hiện tại, vô địch Europa League không chỉ là mục tiêu, mà là con đường sống còn của Quỷ đỏ.
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
MIN trở lại đường đua âm nhạc với MV mới (từng là) Boyfriend, Girlfriend với giai điệu Pop EDM "gây nghiện" cùng câu chuyện tình yêu ẩn dụ và cảnh "khóa môi" táo bạo.
Trong ngành làm đẹp hiện đại, khách hàng ngày càng khắt khe hơn khi lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc tóc. Họ không chỉ quan tâm đến màu sắc đẹp, mà còn yêu cầu cao về độ an toàn, khả năng phục hồi tóc và trải nghiệm nhẹ nhàng, không kích ứng, khó chịu.
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam gặp mặt báo chí thông tin về chương trình tổng kết và trao giải Cuộc thi viết với quy mô toàn quốc về đề tài "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ 4 (2024-2025), phát động Cuộc thi viết lần thứ 5 (2025-2026).
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) vừa ban hành đã nhận được sự ủng hộ lớn của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp.
Rio Ferdinand, cựu hậu vệ MU, đã trải qua một cơn bạo bệnh nghiêm trọng khiến anh phải nhập viện và bỏ lỡ nhiệm vụ bình luận cho các trận đấu quan trọng tại vòng bán kết Champions League.
Ngày 12/5/2025, Lễ hội đèn lồng "Ánh sáng hòa bình 2025", một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng trong tuần lễ Vesak 2025, được tổ chức tại đền Phật giáo lớn nhất thế giới Borobudur (Indonesia).
Theerathon Bunmathan, hậu vệ cánh trái sinh năm 1990, được xem là biểu tượng thành công nhất của bóng đá Thái Lan khi xuất ngoại. Từ một cầu thủ trẻ bị chỉ trích nặng nề vì kỷ lục thẻ đỏ, Bunmathan đã vượt qua mọi thử thách để trở thành cầu thủ Thái Lan đầu tiên vô địch J-League cùng Yokohama F. Marinos vào năm 2019.