19/02/2019 16:45 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Lễ hội chọi trâu Hải Lựu sẽ chính thức diễn ra trong , tại Đây là một trong những lễ hội cổ xưa nhất Việt Nam, đồng thời gắn với dịp tháng Giêng, hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) đều đặn thu hút một lượng khán giả khổng lồ mỗi năm.
Cùng với chọi trâu Đồ Sơn, đây được coi là một trong hai lễ hội chọi trâu lớn nhất miền Bắc. Thậm chí, theo các tư liệu dân gian và sách “Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn , lễ hội này hình thành vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, nghĩa là có thể còn sớm hơn thời điểm hình thành hội chọi trâu Đồ Sơn.
Tương truyền, vào thời điểm hình thành, người dân nơi đây vào buổi sáng nhìn thấy một cặp trâu trắng chọi nhau, không phân thắng bại, sau đó cả 2 con đều nhảy xuống sông rồi biến mất. Từ đó, vùng đất này được đặt tên là “Bạch Ngưu” (nghĩa là trâu trắng), sau vì kiêng húy nên gọi chệch là Bạch Lưu, nay thuộc xã Hải Lựu.
Cũng theo các tư liệu cũ, hội chọi trâu này khi xưa được tổ chức thành 2 đợt vào ngày 28 tháng Chạp năm trước với số trâu là 10 con và ngày 17 tháng Giêng năm sau (là ngày hội chính) với số trâu là 6 con. Từ giai đoạn kháng chiến chống Pháp năm 1947, lễ hội bị gián đoán không tổ chức. Để rồi, năm 2002, khi được khôi phục lại, lễ hội được thống nhất tổ chức vào ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch.
Để có thể vận hành hội chọi trâu này, từ giữa năm trước, các thôn hoặc các dòng tộc lớn tại Hải Lựu đã tổ chức tìm mua trâu theo số lượng đăng ký trước. Trâu mua về được từng cộng đồng lựa chọn để giao cho một gia đình nuôi dưỡng, trong khi các gia đình khác trong cộng đồng có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu.
Ngày khai hội 16 tháng Giêng tại Hải Lựu cũng chính là ngày tổ chức thi đấu vòng loại chọi trâu. Trước lễ khai mạc hội chọi trâu, lễ rước và dâng hương được tiến hành, tiếp đó những trâu chọi đại diện cho các thôn được đeo vòng hoa, choàng vài đỏ để làm nghi lễ dâng hương. Sang ngày 17 hôm sau sẽ tổ chức thi đấu bán kết, chung kết để phân loại nhất, nhì, ba, trao phần thưởng và bế mạc Lễ hội.
Như thông lệ mọi năm, lượng trâu dự hội chọi trâu Hải Lưu năm 2019 sẽ là 32 trâu (phân làm 16 cặp đấu).
2. Do tính chất đặc biệt của mình, hội chọi trâu Hải Lựu thường xuyên thu hút một lượng du khách thập phương rất lớn mỗi năm. Và, bên cạnh những hiệu ứng tích cực về sức hút của lễ hội, trong vài năm gần đây, dư luận cũng đã lên tiếng về một số bất cập tại đây như chặt chém du khánh, bày bán thịt trâu chọi một cách bừa bãi và phản cảm, để xảy ra các hình thức bài bạc, đặt cược trá hình quanh việc chọi trâu.
Do vậy, một số thay đổi đã được thực hiện tại lễ hội này. Đáng chú ý nhất, từ năm 2018, việc bán vé vào khu vực xem chọi trâu đã được thay thế bằng hình thức mở cửa tự do cho du khách. Đồng thời, trước lễ hội năm 2019 này, dưới sự giám sát chặt của ngành quản lý, phía tổ chức hội chọi trâu Hải Lựu đã cam kết sẽ triển khai một số biện pháp như tiếp tục mở cửa tự do cho du khách, cam kết giữ trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng khu giết mổ, khu bán thịt trâu riêng biệt có vách che chắn kín đáo, và niêm yết giá công khai, chuẩn bị hàng rào và cổng ra vào sân chọi trâu đủ kiên cố để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội.
Theo kinh nghiệm của những người từng đi dự hội chọi trâu Hải Lựu, du khách có thể thực hiện chuyến đi trong ngày để rút gọn thời gian. Từ Hà Nội về địa điểm tổ chức lễ hội, xe ô tô có thể di chuyển theo hướng cao tốc Nội Bài, qua trạm soát vé rẽ trái đi thẳng đến gần TP. Vĩnh Yên thì rẽ trái đi đường cao tốc đi Việt Trì, đến đường rẽ Quán Tiên thì rẽ phải, đi thẳng khoảng 10km đến Chợ Vàng. Tại đây, xe có thể rẽ phải đi đường đê qua cầu rồi thẳng theo đường nhựa để đến huyện sông Lô.
Ngoài ra, cùng một công di chuyển, du khách về Hải Lựu có thể ghé thăm một số điểm du lịch xung quanh như Tam Đảo, Thiền viện Tây Thiên, hoặc theo cầu Vĩnh Thịnh về làng cổ Đường Lâm
Sơn Tùng
(tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất