03/01/2016 15:11 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Olivier Ertzscheid, giảng viên trường Đại học Nantes và Isabelle Attard, nghị sĩ quốc hội Pháp, đã quyết định đưa cuốn nhật ký nổi tiếng của Anne Frank lên mạng, mặc cho đang vướng tranh chấp với người nắm giữ bản quyền.
Theo bộ luật châu Âu, một cuốn sách sẽ không còn bản quyền độc lập khi bước vào thập kỷ thứ 7 sau khi tác giả của nó qua đời.
Frank đã dùng cuốn nhật ký này để ghi lại cuộc đời mình từ tháng 6/1942 đến tháng 8/1944, trong thời gian bà và gia đình mình ẩn nấp ở Amsterdam trong thời Đức chiếm đóng châu Âu, kể lại cuộc đời của những người Do Thái bị quân Đức hành hình.
Bia mộ Anne Frank, tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng toàn cầu. Ảnh: AFP
Cuốn nhật ký được cha Frank cho xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Hà Lan, hồi năm 1947. Đến nay, cuốn nhật ký này đã tiêu thụ được hơn 30 triệu bản.
Quỹ Anne Frank, có trụ sở ở Basel (Thụy Sĩ) đang nắm giữ bản quyền xuất bản cuốn nhật ký và cho biết, họ đã gửi thư trong đó khẳng định, sẽ có hành động pháp lý nếu như cuốn nhật ký được xuất bản trên mạng.
Quỹ Anne Frank cho rằng, đây là một tác phẩm được xuất bản khi tác giả đã khuất, bởi vậy bản quyền của cuốn sách có thể kéo dài 50 năm sau đợt xuất bản gần nhất. Hồi năm 1986, Viện Tư liệu Chiến tranh Quốc gia Hà Lan đã phát hành một phiên bản cuốn nhật ký và do vậy bản quyền cuốn sách này được kéo dài đến ít nhất là năm 2036.
Hồi tháng 10, Ertzscheid đã phát hành 2 phiên bản bằng tiếng Pháp của cuốn nhật ký trên trang web của mình và ông chỉ xóa chúng sau khi nhà xuất bản Livre du Poche gửi thông báo chính thức, tuyên bố bản quyền của các dịch giả vẫn còn hiệu lực.
Hôm 1/1, nghị sĩ Pháp Isabelle Attard cũng phát hành cuốn nhật ký trên mạng và chỉ trích sự phản đối của Quỹ Anne Frank chỉ là “chuyện tiền nong” và tranh cãi, nếu cuốn nhật ký trở thành “tài sản chung”, tác giả của nó sẽ nổi tiếng hơn.
Tuấn Vĩ
Theo AFP
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất