Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa có báo cáo kết quả quá trình điều tra, kiểm nghiệm các mẫu bệnh phẩm, thực phẩm của vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì thịt của Cơ sở sản xuất bánh mì H.N 12 (phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự), khiến 149 người nhập viện.
Liên quan đến vụ việc hơn 70 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB Tenergy (thuộc Cụm công nghiệp thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) nhập viện điều trị trong trạng thái buồn nôn, nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa.
Chiều 9/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa tiếp nhận 19 trường hợp nhập viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.
Sáng 3/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đã tiếp nhận, tổ chức điều trị cho một trẻ em trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế Đồng Nai đình chỉ ngay cơ sở bánh mì nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm khiến hàng trăm người nhập viện.
Từ đầu năm đến nay, tại nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ lên tới hàng trăm người mắc và phải nhập viện điều trị, thậm chí đã có người tử vong.
Ông Vũ Đức Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, liên quan đến vụ việc 28 học sinh trên địa bàn nhập viện sau khi ăn kẹo vào chiều 4/4, cơ quan chức năng đã xét nghiệm bệnh phẩm và chưa có cơ sở xác định do ngộ độc thực phẩm.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh (đường Bà Triệu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 476/ATTP-NĐTT ngày 14/3/2024 gửi Sở Y tế Khánh Hòa.
Tối 13/3, ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thông tin, hàng chục bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, đang được điều trị rải rác tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang.
"Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm sau tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights, thành phố Thủ Đức", đây là nhận định của các chuyên gia trong buổi họp khẩn do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 4/10.
Ngày 26/6, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk Nông), đơn vị đang điều trị, theo dõi 11 trường hợp ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa tại gia đình một hộ dân ở xã Đắk R’Măng (huyện Đắk G’long).
Mới đây, Bệnh viện Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) đã đăng tải một trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy cấp sau khi ăn phải hải sản không tươi sống. Các bác sĩ cảnh báo mọi người cần có những lưu ý nhất định khi ăn hải sản để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Mùa hè là mùa cao điểm của ngộ độc thực phẩm. Chúng ta thường chú tâm tới các món nhiều dầu mỡ, dễ bị ôi thiu nhưng lại mất cảnh giác với vi khuẩn trong các món ăn vặt như kem hay sữa chua.
Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm dã ngoại gồm 5 món: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô.
Hút chân không thực phẩm hay dùng hộp kín bảo quản thức ăn không còn xa lạ với người dân. Tuy nhiên đây lại là môi trường tạo ra Clostridium botulinum - độc tố nguy hiểm gây chết người.
Dù xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, nhưng vụ ngộ độc chè đậu trắng ở huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) một lần nữa cảnh báo về công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thức ăn được tặng miễn phí số lượng lớn.
Bình thường khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khi mọc mầm sẽ sản sinh ra lượng lớn chất solanine và chaconine. Khi ăn vào sẽ gây khó thở, suy hô hấp và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy...xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí 1 ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, ngưng thở và tử vong.