06/01/2023 16:12 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Do sự khác biệt về vóc dáng và thói quen sinh hoạt giữa phương Đông và phương Tây nên chế độ ăn uống hai nơi cũng có phần khác nhau. Đó là lý do vì sao người mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở phương Đông thường cao hơn nhiều so với phương Tây.
Nguyên nhân gốc rễ là do người châu Á thường có những thói quen không lành mạnh nên dễ gây tổn thương dạ dày. Vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dạ dày thì bạn nên chú ý thay đổi những thói quen sau đây.
Bạn có biết rằng, người châu Á thường ăn rất nhiều đồ ngâm chua, chẳng hạn như kim chi, dưa muối... Tuy nhiên, vì là đồ muối chua nên hàm lượng muối trong loại thực phẩm này thường khá cao, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, những thực phẩm ngâm chua thường được cho thêm chất bảo quản để chống ôi thiu nên gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Người châu Á thường mắc phải thói quen dùng chung đũa và đây là một thói quen rất tai hại. Dù cho bạn có rửa sạch đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn cứng đầu, nhất là khi nhiều người còn có thói quen dùng lại đũa chỉ để ăn một lần. Điều này có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn HP, dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa và dạ dày.
Việc ăn ít rau củ quả lâu ngày không những làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, từ đó dễ dẫn đến béo phì. Do đó, bạn cần chú ý ăn nhiều rau củ quả hàng ngày để bảo toàn sức khỏe dạ dày.
Người châu Á thường có áp lực công việc cao, họ thường xuyên phải tăng ca, làm việc về đêm nên chuyện ăn tối cũng rất qua loa. Ăn tối muộn có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, dễ dẫn đến béo phì.
Nguồn: Sohu
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất