17/02/2011 13:27 GMT+7 | Văn hoá
PGS-TS Hà Đình Đức cho biết: Việc cứu chữa vết thương cho “cụ” tương tự như cấp cứu, nếu cứ ngồi bàn bạc thì e rằng không kịp.
- Tôi thấy “choáng” với các cách cứu “cụ” rùa tại hội thảo. Quá nhiều ý kiến, quá nhiều lý thuyết mà thiếu có thực tế.
Cái quan trọng nhất là phải tiến hành đưa ngay “cụ” lên bờ để khám sức khỏe, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời. Tôi thấy, hội thảo có tới mấy chục ý kiến khác nhau nhưng không thống nhất được sẽ dùng giải pháp nào. Cuối cùng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phỏng đoán theo kiểu “thầy bói xem voi”.* Ông đánh giá mức độ nguy cấp của “cụ” như thế nào?
- Sức khỏe “cụ” đã trong tình trạng báo động, việc chữa trị kịp thời lúc này là cấp bách.Những ngày đầu tháng 2, “cụ” nổi lên rất thường xuyên và thời gian nổi cũng lâu hơn. Tôi theo dõi, cuối năm 2010, “cụ” rùa bị thương ở cổ, mai bị lở loét, thậm chí có cả hình ảnh “cụ” bị mắc phải lưỡi câu. Hình ảnh mới nhất tôi có được khi “cụ” rùa nổi vào ngày 9/2 vừa qua còn cho thấy từng mảng da như đang bị lóc ra, chân và móng đỏ lên từng đoạn.
Theo tôi, tình trạng ô nhiễm nguồn nước hồ Gươm khiến “cụ” rùa nổi với thời gian lâu hơn. Nhất là hiện nay, mực nước hồ đã xuống rất thấp, nước hồ bị ô nhiễm đậm đặc thì các vết thương sẽ ngày càng nặng hơn.
* Xin cảm ơn ông.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất