Người Kyrgyzstan ăn gì?

02/04/2017 11:07 | Điểm đến

(Du lịch - giaidauscholar.com) - Cả gia đình chị Jaluka quây quần ấm áp bên mâm cơm vào mỗi buổi tối. Người phương Bắc của Kyrgyzstan lại thích ăn món truyền thống Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích món Besh Barmak.

Đến Karakol sau chuyến xe đường dài từ thủ đô Bishkes, tôi đói bụng!. Ở  Kyrgyzstan, tôi không thể sử dụng tiếng Anh, bởi ngôn ngữ chính người bản địa là tiếng Nga và tiếng Kyrgyz. Ghé quán tạp hóa cạnh bến xe, tôi sử dụng ngôn ngữ cơ thể mua một chiếc bánh ngọt và chai Coca chống đói. Chị Jaluka, chủ quán, cảm thấy “ngờ ngợ” về hành động của tôi.

Ở quốc gia Trung Á này, sự hổn hợp văn hóa của nhiều tầng lớp người như : Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, … nên khó biết được ai là du khách nước ngoài đến từ các quốc gia châu Á khác.  Khuôn mặt hao hao giống người Trung Quốc, nên tôi luôn bị lầm tưởng là người bản địa. Gặp được người nói tiếng Anh, chị Jaluka mừng lắm, bao nhiêu kỷ niệm thời sinh viên khi Kyrgyzstan còn thuộc Xô Viết như tràn về trong ký ức …


Món Plov, món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Bắc

Ghé thăm nhà chị Jaluka

Sau khi dẫn dắt tôi tham quan một vòng thành phố Karakol, chị mời tôi ghé thăm nhà và dùng bữa cơm tối với gia đình. Chị muốn giới thiệu với tôi món ăn Plov truyền thống của người Kyrgyzistan ở phương Bắc.

Cầu thang dẫn lên căn hộ không một bóng đèn dẫn lối. Căn hộ nhỏ chỉ khoảng 60 m2 được xây dựng trong thời Xô Viết những năm 1980 theo dạng hình vuông rộn rã sau mỗi buổi tối khi gia đình xum họp. Bỏ nghề đã 20 năm sau ngày ra trường, bởi không một ai đi học tiếng Anh, cô giáo tiếng Anh Jaluka chuyển qua nghề buôn bán nhỏ gần bến xe.

Cũng giống như các gia đình khác ở Kyrgyzstan, hầu hết những thanh niên trẻ tuổi đều đến những quốc gia khác để lao động, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Dubai. Không trở ngại về rào cản ngôn ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật, những người có học thức, trẻ tuổi thì lại mong muốn đến Nga để làm việc. Con trai và con gái của chị Jaluka đang lao động miệt mài tại Nga để gửi tiền hàng tháng về cho gia đình.


Gia đình chị Jaluka hướng dẫn tác giả chơi những trò chơi truyền thống trong thời gian chờ cơm chín.

Plov, món ăn truyền thống của người phương Bắc

Biết tôi không hảo lắm thịt trừu, thịt dê và thịt ngựa – những loại thực phẩm phổ biến sử dụng hàng ngày, chị Jaluka nhờ cô gái út chạy đến siêu thị gần đó mua một con gà đông đá. Nhìn cách mến khách của chị Jaluka, sự thân thiện và chân thành của người Kyrgyzistan qua những cuốn truyện “cây thông non quàng khăn đỏ”, “con tàu trăng” … của nhà văn Aitmatov lại chảy tràn vào ký ức của tôi.

Cũng không e ngại, tôi vén tay và phụ giúp chị chuẩn bị bữa tối. Chị hướng dẫn tôi cách nấu món cơm Plov, một trong 2 món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan : cho dầu khá nhiều vào nồi để xào những miếng thịt xắt vừa đủ lớn, thêm vào một ít củ cải đỏ được xắt dưới dạng hạt lựu và hành tây xắt múi. Nước được thêm vào vừa đủ nấu chín cơm sau khi nêm nếm đủ độ.

Chị Jaluka giải thích : “màu củ cải đỏ sẽ hòa quyện với dầu tạo thành màu vàng đỏ cho cơm, dầu khá nhiều để không bị khét và tạo độ bóng cho cơm”. Gạo được vo để ráo nước trước khi cho vào hỗn hợp. Đậy nắp và giữ lửa riêu riêu 40 phút sau khi cho gạo vào nồi. Hương thơm của cơm bắt đầu lan tỏa. Sự chia sẽ văn hóa ẩm thực của hai quốc gia trong thời gian chờ cơm chín, khiến tôi có cảm giác gần gũi và không cảm thấy “lạc lõng” nơi đất khách quê người.


Besh Barmak, món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Nam

Besh Barmak, món ăn truyền thống của người phương Nam

Biết tôi chưa được thưởng thức qua hương vị món Besh Barmak, chị Jaluka lại mời tôi đến nhà vào buổi trưa. Chị cho biết : “người phương Bắc thích ăn cơm Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích ăn món Besh Barmak”. Mỗi nhà ở phương Nam đều có ít nhất vài cân bột mì trong bếp để làm món này. Bột mì được cán, cắt thành dạng sợi và đem luộc chín. Cách nấu tương tự như món Plov, nhưng chỉ sử dụng hành tây và thêm một số rau mùi. Bất cứ loại thịt nào cũng có thể nấu Besh Barmak, nhưng người Kyrgyzstan lại thích thịt ngựa hơn khi nấu món này.

Là quốc gia Hồi giáo, nhưng lại ảnh hưởng văn hóa của người Nga, nên người Kyrgyzstan vẫn dùng một ít rượu hay bia trong các bữa ăn. Trong các bữa tiệc sum họp gia đình, rượu Vodka là thức uống “tinh thần” đầu tiên rồi sau đó họ chuyển qua uống bia. Ăn kèm với món Plov và Besh Barmak là salad, thường được trộn giống như món kim chi của xứ Hàn và người Kyrgyzstan không ăn bốc mà sử dụng muỗng và nĩa. Theo tiếng Kyrgyz, Besh Barmak có nghĩa là “năm ngón tay”. Sự hòa quyện của thịt ngựa và sợi mì mang đến sự trơn trợt khi sử dụng muỗng hay nĩa, người Kyrgyzstan sử dụng tay khi ăn món này.

Những hạt gạo dẽo mềm hòa quyện trong cái béo vừa của thịt trong Plov cho tôi hương vị khác lạ mà tôi chưa từng được thử qua. Những sợi mì day, mềm cùng những miếng thịt ngựa trong Besh Barmark lại hơi khó ăn vì quá béo, nhưng càng ăn tôi lại càng thấy thích.

Bạn có biết?

 Sống chủ yếu về nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi đàn gia súc trên những đồng cỏ, những người Kyrgyzstan đều biết đến những trò chơi tập thể truyền thống thời niên thiếu được phát minh từ những người chăn gia súc như : tôi di chuyển, chơi sò, đánh cờ, … Người Kyrgyzstan đều dạy cho con cháu của họ nối tiếp qua các đời những trò chơi truyền thống này để giữ gìn bản sắc dù họ đang sinh sống ở thành phố lớn. Mỗi khi xum họp gia đình, họ đều bày ra các trò chơi đó nhằm gắn kết sợi dây gia đình

Bài & Ảnh: NCL

Tin cùng chuyên mục

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển một số chợ truyền thống thành điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngìn lượt du khách mỗi ngày như chợ Hàn, chợ Cồn …

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Một thông tin đáng chú ý trong đời sống di sản: Tháng trước, đoàn chuyên gia của UNESCO đã hoàn thành chuyến khảo sát và đánh giá thực địa tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Brazil, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, không chỉ nổi tiếng với lễ hội Carnival sôi động hay những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Musambwa - hay còn gọi là "đảo Hồn ma" - là một hòn đảo nhỏ chỉ rộng khoảng 5 mẫu Anh (2,02 ha) trên hồ Victoria của Uganda, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.