21/06/2016 06:12 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Trong những ngày tháng 6 này, khi những trận cầu nóng bỏng của mùa EURO 2016 đang diễn ra, chúng tôi đã gặp và trò chuyện với nhà văn, dịch giả, nhà báo Hiệu Constant, người đã có thời gian sống và làm việc gần 20 năm trên đất Pháp; một trong những cầu nối giữa văn hóa Pháp và Việt. Chị đã dành thời gian trả lời phỏng vấn TT&VH Cuối tuần xung quanh chủ đề báo chí và ngày 21/6.
* Thưa chị, là người sống tại Pháp nhiều năm, chị thấy bức tranh báo chí ở Pháp, ở phương tây hiện nay ra sao? Từ đó, chị đánh giá thế nào về xu hướng chung của báo chí hiện đại? Loại hình báo chí nào đang thế mạnh (truyền hình, báo giấy, báo in, báo mạng, tạp chí…)?
- Từ ngày các mạng xã hội phát triển mạnh, thì theo cá nhân tôi thấy báo chí Pháp nói riêng và phương Tây nói chung cũng có xu hướng đổi mới nhiều để thu hút độc giả. Đương nhiên, truyền hình vẫn đóng vai trò rất mạnh, báo giấy và báo in có phần giảm đi trong khi báo mạng phát triển khá mạnh, cũng là do vừa tiện lợi, chúng ta với những phương tiện hiện đại như điện thoại, máy tính… có thể cập nhật thông tin mọi nơi mọi lúc.
Dẫu vậy, các nhà báo chuyên nghiệp Pháp vẫn không lo bị thất thế! Tôi có một số bạn phóng viên người Pháp, họ đã sẵn sàng từ nhiệm tại các báo của mình để mở trang Web riêng, các bạn đọc muốn đọc những bài báo báo trọn vẹn của họ phải trả tiền qua mạng để có thể tải bài về đọc.
* Hiện hàng năm có tới hàng trăm nhà báo bị sát hại, và số nhà báo trên khắp thế giới bị đối xử bất công thì cũng còn rất nhiều. Chị nghĩ sao khi nghề báo đang trở thành “nghề nguy hiểm”?
- Theo tôi nghề làm báo chân chính thì ở thời đại nào cũng nguy hiểm, nhờ những nhà báo bất chấp nguy hiểm và đôi khi cả tính mạng mà hiện nay chúng ta còn được xem những trang phóng sự kể lại sự dũng cảm của những người lính trong chiến tranh và dân chúng sống trong những năm tháng hỗn mang của dân tộc để cảm nhận rõ hơn sự may mắn của chúng ta sống trong thời bình khi đất nước dành được hòa bình và có chủ quyền dân tộc.
Trong những năm gần đây có phần “nặng nề” hơn nhưng trong một môi trường khác, nhất là những ai tác nghiệp tại Pháp và phương Tây nói chung. Nhưng ai đã dấn thân vào nghề này bằng niềm đam mê của mình, chắc hẳn họ đã hiểu được điều này nên tôi không thấy có sự khác nhau. Còn một số nhà báo cho rằng “nguy hiểm” thì họ nên đổi nghề!
* Nhìn từ vụ thảm sát các nhà báo đẫm máu ở Pháp, chị có nghĩ rằng sẽ làm nhụt chí một bộ phận phóng viên trên thế giới? Bởi phóng viên cũng là con người, họ bị giằng xé giữa lý tưởng nghề và tính mạng?
- Tôi không nghĩ là các nhà báo chân chính lại giảm nhuệ khí trước sự “lên ngôi” của một số phần tử Hồi giáo cực đoan, mà ngược lại, qua những cơn bạo loạn xả súng điên cuồng ấy, họ thấy được tình đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng dành cho họ và điều đó khích lệ họ hơn nữa. Tôi đánh giá cao dự dấn thân của các nhà báo chân chính và khâm phục họ.
Thực tế đã chứng minh, chúng ta vẫn ngày ngày được xem những thước phim, những trang phóng sự về cuộc chiến cam go tại Syria, tại Iraq hay những vùng chiến sự khác trên toàn thế giới. Những cảnh đời cùng tận của một số sắc tộc đã gần như bị cộng đồng bị lãng quên. Sự nguy hiểm đến tính mạng đến từ mọi khía cạnh, mọi môi trường tác nghiệp của các nhà báo.
Những thước phim, bài phóng sự, những tấm ảnh về thiên nhiên hoang dã, hay cả những bài báo vạch trần sự mục ruỗng hoang hoải bê tha trụy lạc của một số các nhà lãnh đạo cũng đặt các nhà báo vào mũi súng, và đôi khi trước cả dư luận. Nếu nhà báo không vững vàng lập trường nghề nghiệp sẽ dễ bị dao động…
* Cảm ơn chị về cuộc trao đổi!
Việt Sơn - Hữu Quý (Thực hiện từ Paris)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất