16/09/2016 11:00 GMT+7 | Văn hoá
Ngày xưa có một chuyện tình xoay quanh ba nhân vật chính: Vinh, Phúc và Miền cùng có tuổi thơ lớn lên ở một thị trấn miền Trung. Theo thời gian, tình bạn vốn có cộng thêm tình yêu nảy nở. Miền là nhân vật nữ khiến nhà văn đắn đo rất nhiều khi viết.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Ngày xưa có một chuyện tình đuợc nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chấp bút truớc khi viết tập truyện Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng với số luợng in lần đầu 100 ngàn cuốn. Tập truyện Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng , như nhiều tập truyện khác của ông, trong đó có Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đuợc Victor Vũ dựng thành phim; đây cũng là truyện dành cho lứa tuổi mới lớn.
Nhưng Ngày xưa có một chuyện tình lại không viết về tuổi mới lớn, đúng hơn là tập truyện này viết về tuổi đã “chịu trách nhiệm hình sự”. Ở đó, mối tình giữa các nhân vật chính đang “thách thức” nhau về sự lựa chọn tình bạn hoặc là tình yêu.
Trong Ngày xưa có một chuyện tình đuợc nhà văn đề từ bằng hai câu thơ: “Ngày xưa có chuyện chúng mình/ Ngày xưa có một chuyện tình dễ thuơng”. Lúc đầu, tập truyện đuợc nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đặt tên Những đêm không ngủ ở Hà Lam. Sau đổi lại thành Khuôn mặt tình yêu và cuối cùng thành Ngày xưa có một chuyện tình.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho biết, đặt tên cuốn sách này là một sự khó khăn đầy cân nhắc với ông và NXB Trẻ.
Ông nói: “Tôi viết tập truyện dài này (hơn 300 trang in – PV) trước khi viết tập truyện Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng nhưng vì tâm lý nhân vật quá phức tạp nên gác lại đến giờ mới xong. Phức tạp vì nhiều lẽ, trong đó có việc nhiều nguời nghĩ Nguyễn Nhật Ánh chỉ viết cho tuổi thơ, trong khi nhân vật và bạn đọc của tôi cũng phải lớn lên từng ngày”.
Ít nguời biết, Nguyễn Nhật Ánh ngoài viết văn, ông còn là nhà báo với bút danh Chu Đình Ngạn trong các vài bình luận bóng đá; ông còn là một nhà thơ với những dòng thơ tình khiến nhiều đôi lứa đang yêu ngân nga. Chẳng hạn, bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ thành ca khúc Thành phố tình yêu và nỗi nhớ; ở bài này có các câu: “Có từ bao giờ hàng me xanh ngát mà nay đứng đó cho anh làm thơ”.
Bài thơ và lấy tên tập thơ Đầu Xuân ra sông giặt áo in chung với những nguời bạn của Nguyễn Nhật Ánh đầu tiên, đuợc nhạc sĩ Lã Văn Cuờng phổ thành ca khúc với những câu thấm đậm thời thanh niên xung phong của hai ông: “Đầu Xuân ra sông giặt áo/ Vai sờn đâu dám mạnh tay…”.
Nói thế để thấy, các tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh đầy chất thơ và hoài niệm.
Không phải đến Ngày xưa có một chuyện tình, truyện của Nguyễn Nhật Ánh đầy hoài niệm về tình yêu. Như ông thừa nhận, tôi trở lại tuổi 17 với các chuyện tình trong các tập truyện của tôi Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Đi qua hoa cúc…
Nhưng với Ngày xưa có một chuyện tình, đây là chuyện của người truởng thành đủ tuổi “chịu trách nhiệm hình sự”, khi nhà văn cho các nhân vật được hôn, làm tình và sinh con. Vậy, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn là nhà văn của tuổi thơ hay không?
Ông cho biết: “Khi bạn đọc gắn tên tôi với cụm từ “nhà văn của tuổi thơ”, tôi thấy như đang cõng trên lưng một cây thánh giá. Tôi giờ ngoài 60 tuổi rồi. Tôi cũng già thì nhân vật và bạn đọc của tôi cũng phải lớn. Có ai trẻ hoài đâu”.
Cũng như tuổi đời, nhân vật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng phải lớn và di chuyển. Khi xưa, Nguyễn Nhật Ánh viết Quán Gò đi lên ở vùng quê Quảng Nam của ông, thì nay Ngày xưa có một chuyện tình có địa danh Phú Yên – nơi mà phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chọn làm cảnh.
Hoàng Nhân
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất