(TT&VH) - Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 (bộ mới), nhà văn Phong Thu có một mẩu truyện ngắn, in vừa vặn một trang sách. Truyện mang tên Người thầy cũ, kể về một người học trò cũ, nghịch ngợm leo lên cửa sổ lớp nhưng chỉ bị thầy nhắc nhở chứ không bị phạt, nhưng qua ánh mắt rất buồn của thầy, cậu học trò đã hối hận và nhớ mãi để không bao giờ lặp lại hành vi ấy nữa…
Đến bây giờ, những nhân vật trong truyện đều đã lên lão, còn “người thầy cũ” là “lão này đây chứ ai!” - nhà văn Phong Thu trễ mắt kính, trỏ ngón tay vào chính mình, nói.
Từng làm “khổ” thầy dạy văn bằng những bài văn
Nhà văn Phong Thu thời trẻ
Năm 24 tuổi, nhà văn Phong Thutheo học Trường Sư phạm miền núi T.Ư. Trong số các thầy dạy ông, có một thầy dạy văn, hơn ông 7 tuổi, rất quý ông. Mỗi lần chấm văn cho lớp xong, người thầy này vẫn thường phải gặp riêng ông “nhắc nhở” về cách làm văn:
“Bài của anh viết hay lắm, văn chương thì đẹp lắm, thế nhưng nó không phải văn trường ốc. Văn ở trong nhà trường không phải văn để đăng báo. Anh có tài thật, có năng khiếu văn chương thật nhưng viết văn như anh chỉ hợp với văn đăng báo thôi. Thế nhưng cho anh điểm 4 thì không nỡ, mà cho anh điểm 5 thì phá cách, vậy nên, tôi cho anh điểm 5 (tương đương điểm 10 bây giờ), nhưng mà là 5 trừ (5-).
Nhà văn Phong Thu kể: “Thầy giáo dạy văn mỗi khi gặp tôi đều bảo, chấm văn của cậu tôi... mệt lắm. Tôi hỏi sao văn em lại làm thầy mệt thì ông bảo, cậu dẫn chứng mới quá, sách người ta vừa in xong, cảm giác hãy còn nguyên mùi mực cậu cũng dẫn vào bài làm văn. Cậu đã dẫn chứng vào bài rồi thì đương nhiên để “kiểm tra thông tin” có chính xác hay không, buộc tôi lại phải đi tìm mua sách để đọc”. Mà đúng thật, ngày ấy, tôi mê sách lắm, cứ ra hiệu sách mà thấy có cuốn mới ra là thể nào cũng xoay tiền mua bằng được. Trong khi làm bài tập làm văn, nhất là văn học sử, nếu tôi thấy cuốn nào hợp là “tương luôn” vào bài làm văn của mình. Có lần thầy “dọa”, lần sau nếu cậu mà còn dẫn những thông tin ở sách mới vào là tôi hạ điểm cậu. Cậu dẫn nhiều thì tôi phải mua sách nhiều,... mệt lắm”.
Minh họa truyện Người thầy cũ của nhà văn Phong Thu trong SGK
Người thầy luôn “bị mệt” mỗi khi chấm văn của nhà văn Phong Thu hiện vẫn còn sống, tên là Lương Gia Ninh, hiện ở số 5 phố Tràng Thi, Hà Nội. Nhà văn Phong Thu cho biết, trước đây cả thầy lẫn trò còn khỏe thường vẫn hay chạy qua, chạy lại thăm hỏi nhau, nhưng giờ già yếu như nhau rồi thì chịu, muốn biết tình hình của nhau chỉ còn cách gọi điện hoặc... biên thư. Cho đến tận bây giờ, nhà văn Phong Thu vẫn còn lưu giữ rất nhiều lá thư viết tay của thầy Ninh gửi ông từ năm nảo, năm nào...
… đến cậu học trò giờ là đại tá
Năm 1957, nhà văn Phong Thu làm hiệu trưởng một trường cấp 1 ở một xã miền núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tuy là hiệu trưởng nhưng ông vẫn phải dạy lớp 4 (thời ấy, lớp 4 đã là lớp cuối cấp như lớp 5 thời bây giờ). Lớp 4 mà nhà văn Phong Thu dạy “đầu trái mái hè” với lớp 3, hai lớp chỉ cách nhau một tấm liếp nứa tạm bợ, lớp này nói, lớp bên cũng nghe thấy. Lớp 3 bên cạnh có một cậu học sinh rất nghịch ngợm, bướng bỉnh và thường làm cho rất nhiều thầy cô giáo... “nóng mặt”.
Một trong số rất nhiều những bài văn đạt điểm tuyệt đối của nhà văn Phong Thu do thầy Lương Gia Ninh chấm từ những năm 1960
Nhà văn Phong Thu kể: “Tôi ngày ấy giảng bài, nói lại to nên hầu như lớp bên cạnh đều nghe thấy. Một hôm tôi giảng bài có nói về một cậu bé ở trên thuyền, do nghịch quá mà rơi xuống sông. Tôi chưa kịp hỏi học trò lớp mình thì cậu ta từ bên kia liếp thò đầu qua nói rất to: “Ngã xuống sông thì... ch...ế...t!”. Tôi bực quá, quyết định đình chỉ học cậu bé 2 ngày, không được đến trường. Sau hai ngày “thụ án” xong, cậu bé lại quay lại trường nhưng tôi đã thấy cậu ăn mặc gọn gàng hơn, lễ phép hơn, chăm học hơn và ngoan ngoãn hơn...”.
Thế rồi cậu bé ấy cứ thế lớn lên, rồi trở thành anh bộ đội, rồi biết tôi làm ở báo Thiếu niên Tiền phong nên anh ta cũng viết bài gửi đăng báo. Sau năm 1975, anh ta xuất ngũ, về làm ở báo Hậu cần, sau chuyển qua báo Quân đội nhân dân. Trước khi về hưu, cậu ta phụ trách tờ báo Quân đội nhân dân cuối tuần, giờ mang quân hàm đại tá, tên là Phạm Quang Đẩu.
“Hàng năm, cứ đến ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11, Đẩu vẫn tìm đến chúc tết thầy, còn bình thường, một hai tháng Đẩu vẫn qua đây chơi. Tôi bảo Đẩu gọi tôi là anh thôi vì tôi hơn cậu ấy có 12 tuổi chứ mấy... nhưng Đẩu không nghe! Đấy, cậu học trò lớp 3 năm xưa bị tôi phạt đuổi học 2 ngày chính là đại tá Phạm Quang Đẩu bây giờ đấy”.
*
Người thầy cũ (SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1 - Bộ mới) của nhà văn Phong Thu chính là sự pha trộn của những ký ức về người thầy giáo dạy văn đến cậu học trò giờ mang quân hàm đại tá, cộng với kỷ niệm về những ngày còn đứng trên bục giảng của ông. Nhà văn Phong Thu cho biết: “Khi viết, tôi phải tạo ra tình huống để cảm hóa người đọc, mà ở đây là các em thiếu nhi. Chẳng hạn như, trong truyện có chi tiết học trò bị thầy giáo phạt nhưng học trò không oán thầy mà vẫn nhớ thầy, kính thầy.”
Kỳ sau (Chủ Nhật, 30/8): Việt Nam chưa có nền “văn học nhà trường”
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc, đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tối 17/4/2025, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), trong quá trình triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh có sử dụng vũ khí quân dụng, một cán bộ công an đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Vé buổi công chiếu đặc biệt (premiere) phim tài liệu Anh trai vượt ngàn chông gai đã bán hết sạch chỉ trong 1 phút sau khi mở bán trực tuyến vào sáng 17/4.
Festival Phở năm 2025 diễn ra từ ngày 18 đến 20/4/2025, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) nhằm quảng bá hình ảnh "Phở Hà Nội" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần phát triển lĩnh vực Công nghiệp văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Từ đầu tháng 4, lâu đài Grand-Bigard, viên ngọc kiến trúc của vùng tiếng Hà Lan, Flanders của Bỉ, lại trở thành tâm điểm thu hút hàng chục nghìn du khách với lễ hội hoa mùa Xuân danh tiếng: Floralia Brussels, lần thứ 21.
Hậu vệ trẻ Leny Yoro của MU đã khiến người hâm mộ và giới chuyên môn phải trầm trồ khi thực hiện một pha tắc bóng bằng đầu đầy dũng cảm trong trận tứ kết lượt về Europa League gặp Lyon.
Chủ tịch Ủy ban Phát triển quyền lực mềm Thái Lan Surapong Suebwonglee gần đây cho biết một dự thảo luật thúc đẩy quyền lực mềm sẽ sớm được đệ trình lên nội các, trong khi Cơ quan Văn hóa sáng tạo Thái Lan (Thacca) dự kiến sẽ được ra mắt vào quý đầu tiên của năm 2026.
Hơn 130 sinh viên quốc tế trên khắp nước Mỹ đã tham gia một vụ kiện liên bang cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump hủy bỏ thị thực của họ một cách bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho tình trạng pháp lý của họ tại nước này.
IU đã khiến trái tim người hâm mộ rung động khi thẳng thắn chia sẻ quan điểm về tình yêu và hôn nhân, khẳng định chỉ một tình yêu sâu sắc như trong bộ phim Netflix - Khi cuộc đời cho bạn quả quýt - mới khiến cô nghĩ đến chuyện trăm năm.
Tin nóng thể thao sáng 18/4: VTV Bình Điền Long An quyết tâm tạo dấu ấn tại cúp châu Á; Cờ vua Việt Nam hướng đến World Cup; Onana gây tranh cãi vì ăn mừng khiêu khích CĐV Lyon
Họ là hai ngôi sao tấn công lớn nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại. Bích Tuyền (sinh năm 2000) trẻ và sung sức hơn Thanh Thúy (1997) nhưng không phải cứ trẻ khỏe hơn là chắc chắn sẽ thành công hơn.
Cúp điền kinh Tốc độ Thống Nhất 2025 khép lại chiều 17/4 trên sân vận động Quận 8 (TP.HCM), đánh dấu hai ngày tranh tài sôi động với gần 495 VĐV đến từ 38 tỉnh, thành, ngành tham dự. Chủ nhà TP.HCM đã xếp sau Công an nhân dân ở bảng xếp hạng toàn đoàn.
Khi trận lượt về tứ kết Champions League với Bayern Munich khép lại, hơn 7 vạn cổ động viên Inter trên sân San Siro bắt đầu hát “Pazza Inter, amala” (Inter điên rồ, hãy yêu họ), một bài hát nổi tiếng và được yêu thích bậc nhất trong giới hâm mộ đội áo sọc xanh-đen.
Đền Nezu gần 1.900 năm tuổi ở quận Bunkyo, thủ đô Tokyo (Nhật Bản) nổi tiếng với Lễ hội hoa đỗ quyên - một trong các lễ hội hoa mùa Xuân được đón chờ nhất trong năm ở Nhật Bản.
Như TT&VH đã đưa tin, lấy cảm hứng từ sử thi Dam Săn (hay Đăm San, Đăm Săn) và từ nguồn mạch văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên, nhà biên kịch Hồng Hoa cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường đã thổi một luồng gió đương đại vào huyền thoại, mang đến một trải nghiệm nghệ thuật đa giác quan đầy ấn tượng qua vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn", diễn ra cuối tuần qua tại Nhà hát kịch Hà Nội (42 Tràng Tiền).
"Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival – AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.