21/06/2020 20:55 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Hiện tượng nhật thực vào chiều nay (21/6/2020) được nhiều người quan tâm chờ đợi để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, nếu quan sát hiện tượng này không đúng cách có thể khiến mắt dễ bị tổn thương, thậm chí bỏng giác mạc.
Chiều nay (21/6/2020), người dân Việt Nam có cơ hội được chiêm ngưỡng sự kiện nhật thực hình khuyên đầu tiên của thập kỷ, hay còn được biết đến với cái tên Ring Of Fire (Vòng khuyên lửa) ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam.
Theo thông tin từ các nhà khoa học, trong các loại nhật thực thì nhật thực hình khuyên được coi là đáng chú ý hơn cả vì chu kì của nó lặp lại mất thời gian khá lâu. Nhiều nhà nghiên cứu thiên văn nhận định, nhật thực hình khuyên xuất hiện hiếm hoi chỉ khi nào mặt trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
Khi đó, đĩa mặt trăng sẽ bao trọn phần trung tâm của đĩa mặt trời, chỉ để hở ra phần rìa bên ngoài của mặt trời, hình dạng của nó tựa như một chiếc khuyên. Lúc này, vị trí của mặt trăng cách trái đất quá xa nên vệ tinh này không thể che khất toàn bộ mặt trời.
Nhật thực 21/6/2020 là cơ hội 11 năm có một tại Việt Nam, nếu bỏ lỡ lần nhật thực này thì phải đến 11 năm sau, tức năm 2031 thì những người miền Bắc và các tỉnh lân cận mới có thể nhìn thấy lần nữa.
Bởi, dự kiến các năm có nhật thực tiếp theo là 2028 và 2030, ở Việt Nam sẽ không thể nhìn thấy được từ vị trí này vì độ che phủ hầu như cực thấp. Và tương tự, những người tại khu vực phía Nam phải chờ các năm 2022, 2026, 2029. Tức 10 năm sau thì mới gặp lại nhật thực một phần nhưng với độ che phủ không đáng kể.
Theo dự kiến, hiện tượng nhật thực tại Việt Nam sẽ bắt đầu lúc 13h16' chiều nay (Chủ Nhật 21/6/2020), tính từ thời điểm mặt trăng bắt đầu che lấp mặt trời và kéo dài liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Nhật thực kết thúc vào lúc 16 giờ 18 phút (mặt trăng đã rời khỏi rìa mặt trời) hướng 285 độ – cao độ 30.4 độ.
Cụ thể độ che phủ của Nhật thực này là 79% ở Hà Giang, 77% ở Hà Nội, 65% ở Đà Nẵng, 48% nhìn thấy ở TP.HCM và 27% ở cực Nam mũi Cà Mau.
Trong quá trình quan sát nhật thực, người xem cần lưu ý và sử dụng một số biện pháp bảo vệ an toàn khi quan sát mặt trời để tránh các bức xạ gây tổn thương cho mắt.
Nếu muốn ngắm nhìn trực tiếp một cách an toàn, bạn cần sử dụng các loại kính có bộ lọc bức xạ, kính thiên văn hay kính chuyên dùng để quan sát nhật thực.
Đặc biệt, người xem không nên sử dụng các loại kính râm để quan sát do nguy cơ mắt bị bỏng do bức xạ mặt trời là rất cao.
Để tạo những cơ hội trải nghiệm thú vị dành cho học sinh, các thầy cô giáo tổ STEM của trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) đã lên kế hoạch tổ chức hoạt động "Ngắm nhật thực một phần" trực tiếp ngay tại trường.
Trong khung thời gian từ 13h30 - 16h00 ngày Chủ Nhật 21/6/2020, các học sinh sẽ cùng làm việc như những nhà khoa học thực sự: Tìm hiểu kiến thức về nhật thực, cách xem nhật thực an toàn, xem nhật thực bằng kính thiên văn và đồ dùng thường thấy, cùng đồ tự chế.
Ngoài ra, một video chia sẻ về 6 cách xem nhật thực an toàn dành cho học sinh không thể đến trường tham gia cùng tất cả học sinh cả nước có thể chủ động ngắm nhật thực tại nhà cùng gia đình cũng đã được thực hiện.
VIEO: 6 cách xem nhật thực hình khuyên cực đẹp ngày 21/6/2020
Nhóm PV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất