13/11/2011 12:55 GMT+7 | Văn hoá
Qua sự sắp đặt có chủ đích này, tác giả của những bức ảnh - nhiếp ảnh gia Việt Văn - muốn “đại diện” cho cộng đồng đặt ra chuỗi câu hỏi: Trong thời đại thông tin ngày nay, chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta đang ở đâu? Sự thay đổi của xã hội tác động đến mỗi cá nhân, gia đình, quốc gia... như thế nào?
Tìm mặt người giống mặt tượng để chụpViệt Văn chia sẻ: “Tôi đến Campuchia và thấy cuộc sống ngày nay của người dân còn muôn vàn khó khăn dù đất nước Campuchia đang trên đà phát triển. Tôi chụp và đặt ảnh tượng Bayon cạnh gương mặt người dân Campuchia hôm nay như một phép so sánh để tìm lời đáp: liệu điểm gạch nối nào giữa quá khứ và hiện tại cũng như dự báo nào cho tương lai của con người?”
Trong bộ ảnh này, Việt Văn sử dụng tông màu cho tượng Bayon bằng màu vàng nhạt mang vẻ hoài niệm và tông đen trắng cho gương mặt người Campuchia hôm nay một cách đầy ẩn ý. Và nếu để ý kỹ sẽ thấy những cặp so sánh mặt tượng - mặt người có những nét thú vị riêng. Có khi đó là sự đồng điệu của ánh mắt, nụ cười như cô vũ nữ với tượng, có khi là sự tương phản giữa gương mặt nhà sư trẻ và tượng: một nhắm mắt, một mở mắt, một suy tư, một thanh thản...Giống như bộ ảnh 1, để có được bộ ảnh Hơi thở, Việt Văn cũng gặp khó khăn, bởi lẽ người bình thường không thể tiếp cận vào phòng thiền định để chụp ảnh. Nhất là những bức ảnh đặc tả rất cận. “Khi chụp tôi có cảm giác đã xâm phạm vào không gian thiêng riêng tư của các nhà sư. Mặc dù trước đó, tôi cũng đã ngồi thiền cùng với các nhà sư để cảm nhận và kết nối... Nhưng rồi những bức chân dung về giây khắc thiền của các nhà sư cũng nhẹ nhàng như hơi thở. Có nhà sư thoáng nhíu mày khi tiếng máy kêu “soạch”, có nhà sư khẽ mở mắt nhìn xuống dưới và có nhà sư tĩnh tại như không...”.
Nhiếp ảnh gia Việt Văn
Nhưng xem hết bộ ảnh này, kết nối với hai bộ ảnh đã kể trên (Hơi thở và Ký ức) người xem mặc dù có cảm giác rất rõ về sự đứt đoạn nhưng nếu bằng con mắt an lạc sẽ lại nhìn thấy sự hài hòa và tổng thể của một trật tự vô hình của thế giới sẽ không bị dính mắc vào những điều kiện của cuộc sống, không bị “vòng kim cô” của một hạnh phúc bền vững giả tạo úp chụp lấy mà biết “buông xả”. Với Việt Văn, bằng triển lãm này anh cũng đã “buông xả” nhưng là để nâng niu ký ức.
Phạm Nguyễn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất