29/04/2011 11:00 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Tham dự Liên hoan nghệ thuật Tuồng truyền thống toàn quốc năm 2011 có 7 nhà hát và đoàn nghệ thuật tuồng hàng đầu. Cho đến sáng hôm qua (28/4) đã có 6 trong tổng số 9 vở được trình diễn. Như vậy liên hoan đã đi được 2/3 chặng đường.
1. Sáu vở đã được trình diễn là: Đào Tam Xuân loạn trào, của Nhà hát Tuồng Đào Tấn diễn đêm khai mạc, vở Ngọn lửa Hồng Sơn của Đoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa, vở Sơn Hậu của Nhà hát Tuồng Trung ương, Lưu Kim Đính giải giá thành Thọ Châu của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và sáng nay là vở Thất hiền quyến do Nhà hát Tuồng Trung ương trình diễn.
Cảm giác chung là khán giả đang được thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống, nhưng tất nhiên do những “đầu bếp” với tay nghề khác nhau chế biến. Nói như vậy có nghĩa là kịch bản tuồng truyền thống dù có “kinh điển” đến đâu thì dưới bàn tay đạo diễn khác nhau, nghệ sĩ khác nhau, và cả thuộc dòng tuồng khác nhau, ắt vở diễn khác nhau. Chuyện chỉnh lý, biên tập, sửa chữa và sáng tạo thêm là chuyện bình thường. Tôi nghĩ chắc sẽ có chuyện để nói khi liên hoan đến hồi kết thúc, vì có 2 vở được 2 đơn vị cùng chọn để mang đến liên hoan, đó là vở Ngọn lửa Hồng Sơn của Đoàn nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa và của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế; vở thứ hai là Đào Tam Xuân loạn trào của Nhà hát Tuồng Đào Tấn và Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM, với tên là Trảm Trịnh Ân. Mặc dù tiêu chí chấm giải của liên hoan lần này không chấm tiết mục, chỉ chấm nghệ thuật biểu diễn của diễn viên, nhưng trong nghệ thuật sân khấu thì kịch bản và dàn dựng của đạo diễn luôn là mảnh đất để diễn viên “dụng võ”. Vì vậy, việc lựa chọn vở để đi dự thi sao cho “trúng” sẽ góp phần tạo điều kiện cho diễn viên thể hiện tài năng và giành được giải cao.
Trần Văn Long - vai Đổng Kim Lân, Diễm Hương vai Đổng mẫu (vở Sơn Hậu)
Tất nhiên, xin mở ngoặc nói thêm cho rõ, sự thất vọng này không phải chỉ từ phía nghệ thuật biểu diễn gây ra, mà còn cả về học thuật, nhưng xin được trao đổi ở một bài khác.
Khán giả cũng lo lắng cho tương lai của Nhà hát Tuồng Đào Tấn khi thế hệ diễn viên chủ chốt hiện nay như các NSƯT Phương Thảo, Tuyết Mai, Lệ Quyên, Xuân Hợi, Văn Vỹ, Minh Ngọc, và các nghệ sĩ tài năng khác như Thanh Sử, Kim Thành... đều đã ở độ tuổi trên 40.
3. Nhưng qua một số vở diễn, người xem cũng lấy làm phấn khởi vì sân khấu tuồng đã xuất hiện một số tài năng trẻ, hứa hẹn phát triển tốt nếu được chăm sóc chu đáo. Cho đến hôm nay nổi bật là diễn viên Thế Ngọc, với vai Cao Quân Bảo trong vở Lưu Kim Đính giải giá thành Thọ Châu (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh), diễn viên Trần Văn Long với vai Đổng Kim Lân trong vở Sơn Hậu (Nhà hát Tuồng Trung ương). Đây là hai nghệ sĩ hứa hẹn mang đến cho sân khấu tuồng những vai kép sáng giá nếu được tiếp tục rèn dạy. Công bằng mà nói, hiện tại trình độ biểu diễn của họ chưa phải là đã hoàn mỹ, nhưng những ưu thế về tố chất thì đã bộc lộ rõ.
Các vai đào cũng có một số diễn viên chiếm được cảm tình của người trong nghề cũng như khán giả, như dàn diễn viên nữ của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh có thế mạnh về giọng ca, các diễn viên Văn Lanh - đóng vai lão Tạ, Hồng Nhung - đóng vai Phương Cơ, vở Ngọn lửa Hồng Sơn, của Đoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa, cũng được khen ngợi.
Khán giả cũng như giới chuyên môn đang hồi hộp chờ đợi và mong ước những vở diễn tiếp theo sẽ có thêm nhiều tài năng trẻ tỏa sáng trên sân khấu của liên hoan và trên sân khấu tuồng cả nước.
Bài và ảnh: PGS - TS Lê Thị Hoài Phương
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất