10/02/2019 19:06 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Sáng 10/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), lễ hội chùa Hương đã chính thức khai hội, thu thút đông đảo người dân và khách thập phương tham dự. Ngày khai hội cũng là ngày nghỉ cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng lễ hội chùa Hương không rơi vào tình trạng tắc nghẽn như những hôm trước đó.
Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết: Từ mùng 3-5 Tết, lượng khách đến chùa Hương đạt 124.500 người, đông nhất là ngày mùng 4 Tết đạt 46.800 khách. Trong ngày 10/2, Ban tổ chức ước tính sẽ đón trên 50.000 khách...
Từ 5 – 6 giờ sáng, ở khu vực chùa Hương không còn cảnh tượng các dòng xe nối đuôi nhau nhích từng bước, đường khá thông thoáng và chỉ nghẽn không đáng kể từ ngã tư bến Đục dẫn vào bến Yến.
Lượng đò chở khách trên dòng suối Yến cũng không đông đúc, du khách khá thoải mái để ngắm cảnh non nước Hương Sơn. Trên con đường dẫn vào chùa Thiên Trù cũng như động Hương Tích cũng không còn cảnh chen chúc.
Đặc biệt, tại khu vực ga cáp treo lúc 10 giờ, lượng người đứng xếp hàng khá đông, nối hết khu vực hàng rào sắt tràn ra sân. Tuy nhiên, một nhân viên an ninh trúc trực tại đây khẳng định, số lượng người xếp hàng ngày khai hội chỉ bằng 1/5 so với cùng thời điểm ngày 9/2, khách chỉ phải chờ khoảng 40 – 50 phút là đi được.
Trong khi đó, ngày hôm 9/2, khách xếp hàng đợi cáp treo chật kín sân, phải mất nhiều giờ đồng hồ mới lên được cabin. Nhân viên này giải thích, do nhiều người lo ngại ngày khai hội sẽ đông nên tập trung đi lễ vào hôm trước.
Vài năm gần đây, huyện Mỹ Đức cố gắng xây dựng hình ảnh văn minh, an toàn cho lễ hội chùa Hương. Thuyền đò được bố trí đầy đù, lái đò được tập huấn văn hóa ứng xử, có nhiệm vụ nhắc nhở du khách gìn giữ vệ sinh môi trường.
Hàng quán được sắp xếp gọn gàng, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao, an ninh trật tự đảm bảo. Nhưng trong những ngày đầu mùa lễ hội 2019, lễ hội chùa Hương vẫn còn xảy ra không ít bất cập.
Trước mùa lễ hội, lãnh đạo huyện Mỹ Đức khẳng định, năm nay Ban tổ chức cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội. Các chủ hộ trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có tủ bảo quản thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt các loại trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thế nhưng ngay trong ngày khai hội, vẫn còn cửa hàng bày bán thực phẩm tươi sống, không treo trong tủ kính như cửa hàng Thanh Hương ở bến Trò. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở, chủ cửa hàng phân trần thịt mới mổ, chưa đưa vào tủ kính được. Tại cửa hàng Doanh Hạnh lối lên chùa Thiên Trù, dù thực phẩm được treo trong tủ kính nhưng lại xuất hiện thịt nhím và sóc...
Khu vực diễn ra lễ hội, dù Ban tổ chức có đặt thùng rác để đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng thùng rác chưa nhiều, việc thu gom rác chưa kịp thời, có khu vực để rác bốc mùi khó chịu, trên đường dẫn lên động Hương Tích xuất hiện nhiều rác thải, đặc biệt tại một số gốc cây.
Tình trạng chèo kéo khách đi đò dù có giảm so với các mùa lễ hội trước nhưng ngay từ ngã tư Văn Phú – Nguyễn Trãi và dọc theo quốc lộ 21B vẫn còn những người chạy xe máy theo mời đi đò.
Những người này còn đưa biển in tên nhà đò, số điện thoại ép plastic nhờ lái xe ô tô đặt trên đầu xe để nhà đò nhận biết đón khách. Giải thích về việc này, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết, tình trạng này diễn ra ngoài khu vực huyện Mỹ Đức, từ các tuyến đường nội thành Hà Nội hay các cửa ngõ từ Hà Nam, Hòa Bình dẫn vào chùa Hương.
Ban tổ chức lễ hội đã làm việc với phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội gắn bảng thông tin ở điểm dừng đỗ đèn đỏ khuyến cáo khách đi hội chùa Hương không nghe theo người chèo kéo. Trước tình trạng này, Ban tổ chức tiếp tục phối hợp với Công an Hà Nội và các nơi khác xử lý vấn đề này.
Đề cập đến vấn đề Ban an toàn giao thông thành phố Hà Nội dựng biển khuyến cáo khách đi đò phải mặc áo phao trên dòng suối Yến nhưng thực tế, không có khách nào đi đò mặc áo phao, ông Nguyễn Văn Hậu cho rằng, nhiều năm nay các đò hoạt động ở suối Yến trang bị dụng cụ nổi mà không phải áo phao.
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Đó cũng là phao đã kiểm định đủ điều kiện sử dụng. Ban tổ chức quy định đò lớn trang bị 6 dụng cụ nổi, đò nhỏ trang bị 3 cái. Với lượng đò ở suối Yến nhiều như vậy, khi xảy ra trường hợp bất trắc sẽ có nhiều đò xung quanh trợ giúp. Ngoài ra, Ban tổ chức có xuồng cứu hộ, cứ 100 – 200 mét lại có vụ phao đề phòng, hơn nữa dòng suối không sâu, không có nước chảy sẽ kịp thời đảm bảo an toàn cho khách.
Đối với vấn đề còn hiện tượng thịt tươi sống chưa treo trong tủ, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND, huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội khẳng định sẽ kiên quyết yêu cầu chủ cửa hàng thực hiện. Còn việc bày bán thịt nhím và sóc, ông Nguyễn Văn Hậu khẳng định đó không phải động vật hoang dã mà là động vật được nuôi.
Đinh Thuận/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất