Nụ hôn trong điện ảnh Việt NamNghệ thuật dựng các cảnh hôn trong điện ảnh

11/08/2020 05:25 GMT+7 | Giải trí

(giaidauscholar.com) - Trong cảnh hôn của các phim thời kỳ trước, phần lớn khung hình tĩnh, qua đó làm rõ cảm xúc nhân vật. Những năm trở lại đây, máy quay bắt đầu xuất hiện những chuyển động, góc máy đa dạng hơn…

Nụ hôn trong điện ảnh Việt Nam: Khi người trẻ xem lại những nụ hôn xưa

Nụ hôn trong điện ảnh Việt Nam: Khi người trẻ xem lại những nụ hôn xưa

Nằm trong dự án “Như trăng trong đêm” chuỗi sự kiện xoay quanh điện ảnh Việt Nam quá khứ, hiện tại và tương lai, một sự kiện có chủ đề "Nụ hôn trong điện ảnh Việt Nam" diễn ra gần đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm học viên Khóa Giám tuyển phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (TPD).

Âm nhạc cũng góp phần đưa đẩy cảm giác lãng mạn, bằng những giai điệu du dương không lời hay gần đây là những bản nhạc phim được đầu tư kỹ lưỡng về ca từ và giai điệu.

Nụ hôn là khoảnh khắc lắng đọng…

Những cảnh hôn này thường được quay ngang mặt, rõ từ cỡ góc trung đến cận, tập trung vào biểu hiện gương mặt, ngôn ngữ cơ thể của 2 nhân vật chính. Khi làm phim đen trắng, đánh sáng hậu cảnh luôn được chú trọng để có những mảng sáng tối nhằm thu hút ánh nhìn vào nụ hôn, nhưng ít khi có tiền cảnh (Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Mối tình đầu).

Về sau này, khi làm phim màu, các lớp cảnh được phân định rõ ràng (Sài Gòn, anh yêu em; Bao giờ có yêu nhau), 2 nhân vật chính ở giữa khuôn hình, tiền cảnh và hậu cảnh được xóa mờ. Bokeh được sử dụng nhiều để mô tả những khoảnh khắc lung linh (Những cô gái chân dài, 100 ngày bên em), nhưng nhiều khi hơi lạm dụng, làm không gian không còn chiều sâu. Kỹ thuật rack-focus chuyển trọng tâm lấy nét từ nhân vật chính sang tiền cảnh thi thoảng được sử dụng nhằm tạo không khí yên bình, trạng thái ổn định của tình cảm (Sài Gòn, anh yêu em).

Chú thích ảnh
Cảnh hôn của nhiều cặp đôi kết phim “Những nụ hôn rực rỡ”, bao gồm cả nụ hôn đồng giới giữa hai nhân vật ca sĩ Ngọc Trai và Tô Lâm và nụ hôn không phân biệt giàu nghèo giữa cô chủ Lam và anh nhân viên Hưng

Trong cảnh hôn của các phim thời kỳ trước, phần lớn khung hình tĩnh, qua đó làm rõ cảm xúc nhân vật. Những năm trở lại đây, máy quay bắt đầu xuất hiện những chuyển động, góc máy đa dạng hơn: Có khi xoay tròn quanh nhân vật (Những cô gái chân dài) nhằm thể hiện cảm giác chìm đắm trong thế giới riêng của 2 người, có khi cắt cảnh nhiều trong một nụ hôn nhằm thể hiện sự “giao tiếp” (Yêu, 100 ngày bên em). Âm nhạc cũng góp phần đưa đẩy cảm giác lãng mạn, bằng những giai điệu du dương không lời hay gần đây là những bản nhạc phim được đầu tư kỹ lưỡng về ca từ và giai điệu.

Phần lớn cảnh phim nhịp chậm, có khi chủ đích kéo dài bằng slow-motion (Nụ hôn thần chết, Mối tình đầu), để nổi bật khoảnh khắc quan trọng, sự đặc biệt của nụ hôn.

Chú thích ảnh
Nụ hôn cổ tích tráng lệ trong phim “Tấm Cám chuyện chưa kể”

Về kỹ thuật quay cận cảnh hôn, kỹ thuật đánh sáng được sử dụng để tôn lên đường cong của cơ thể, của gương mặt đang khao khát. Những đường ven sáng tinh tế ở mái tóc, bờ vai, 2 mái đầu gần kề. Cỡ cảnh và chuyển động máy ở phần lớn những cảnh hôn đều là cỡ cận - trung và máy đặt tĩnh.

Có lẽ nụ hôn là khoảnh khắc lắng đọng nhưng cũng mạnh mẽ, nhiều cảm xúc mà những nhà làm phim muốn tạo gợi. Một khoảng lặng tuyệt đối để sự tập trung được cuốn hết vào sự quấn quýt của chỉ 2 người. Một cái nhìn gần, sâu thẳm, sự quyến rũ của đôi môi. Nụ hôn trong phim Yêu không phải trò đùa của đạo diễn Trần Cảnh Đôn vào thập niên 1990, là một trong số ít những cảnh hôn được đặc tả vào đôi môi, kết hợp kỹ thuật dựng chồng mờ để thể hiện những mơn trớn và đắm say.

Chú thích ảnh
.    Nụ hôn thay lời yêu của Khánh Linh (Ngọc Diệp) với Hồ Sơn (Johnny Trí Nguyễn) trong “Cưới ngay kẻo lỡ” - Charlie Nguyễn, 2012, Chánh Phương & Galaxy Studio

Muôn vàn sắc thái của nụ hôn

Nụ hôn của “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, đã xiêu lòng nhưng vẫn còn ngại ngùng, giữ ý (Những ngôi sao nhỏ, Canh bạc). Ý muốn được hôn thể hiện qua cử chỉ diễn xuất đặc trưng của nhân vật, thông qua việc dựng hình ảnh: Ánh mắt đặt vào đôi môi đối phương.

Tình cảm vừa ở đó, vừa không. Nụ hôn cuối của 2 người còn yêu nhưng quyết định chia tay vì hiểu và chấp nhận mình không dành cho nhau: Toàn vẹn, nâng niu, thanh thản, trong ánh sáng buổi sớm mơ hồ, mờ nhạt nhưng vừa đủ rõ mặt nhau (Hotboy nổi loạn).

Chú thích ảnh
Nụ hôn giữa Nhã Linh (Ninh Dương Lan Ngọc) và Trọng Thoại (Trấn Thành) trong "Cua lại vợ bầu" - Nhất Trung, 2019, ABC Pictures & NT Studio & NHV Entertainment

Cũng có những nụ hôn “tai nạn”, như không “đúng phương hướng”, của việc mất kiểm soát do rượu (Thung lũng hoang vắng), do nhầm với người khác có hình dạng y chang (Bao giờ có yêu nhau). Nụ hôn trong mơ với người đàn ông khác để trả thù chồng, khi nhân vật ám ảnh việc bị chồng phản bội (Đẻ mướn). Hay nụ hôn tưởng tượng với người trong mộng khi đang hôn người khác, được thể hiện qua kỹ thuật chồng mờ (Mùa gió chướng), biểu lộ sự song hành giữa không gian của thực tại và không gian của trí tưởng, mong muốn thẳm sâu.

Chú thích ảnh
Nụ hôn như một lời hứa, kỉ vật, biểu hiện niềm tin trong “Bao giờ có yêu nhau”

Nụ hôn kín đáo theo nghĩa che giấu, lén lút vì mưu đồ thao túng (Gánh xiếc rong), ép buộc (Rừng đen, Chơi vơi). Kín đáo theo nghĩa bị từ chối, né tránh ê chề (Miền đất không cô đơn, Để mai tính), đôi khi gần như vô tình, vô tư (Ngôi sao cô đơn), muốn quên đi vì nụ hôn lỡ trao nhưng lại không nhận lại phản hồi từ đối phương (Thung lũng hoang vắng). Riêng tư trong những khoảnh khắc nhiều nước mắt, an ủi đối phương trong cơn khủng hoảng tinh thần (Đẻ mướn, Khi nắng Thu về).

Kín đáo trong sự giao tiếp giữa 2 cơ thể trên phim. Với 2 người yêu nhau, nụ hôn khi làm tình là cảm giác viên mãn (Hương ga). Có khi vội vàng, ngấu nghiến, hoang dã (Anh chỉ có mình em, Tâm hồn mẹ, Đảo của dân ngụ cư), có khi dâng hiến, tin tưởng hoàn toàn (Bao giờ có yêu nhau). Trong nụ hôn còn là sự thấu hiểu, đồng cảm (Hotboy nổi loạn), “tung hứng”, đồng lõa nào đó (Cánh đồng bất tận).

Chú thích ảnh
Cảnh hôn lãng mạn giữa Phương (Nhã Phương) và Tùng (Ngô Kiến Huy) - “Yêu đi đừng sợ”, Stephane Gauger, 2017, CJ Entertainment & HK Film

Những cảnh hôn này thường được đặt trong bóng tối, như để giữ lại một khoảng riêng tư giữa những nhân vật trên màn ảnh với người xem. Ở các phim thời kỳ trước vì chỉ gồm 2 màu đen, trắng nên sắc độ của ánh sáng được chú ý hơn nhằm làm nổi bật nhân vật và tạo không khí phim.

Cảnh quay không chỉ là những cảnh cận mặt mà còn kết hợp đồng điệu với chuyển động của cơ thể, qua đó tăng sự kịch tính. Cũng có những nụ hôn kết hợp cảnh thân mật được đặt trong bối cảnh ngoài trời ban ngày, nhưng cũng ở những nơi hoang vắng như bên bờ suối trong rừng, chuyển góc cận trung sang rộng kết hợp với điểm nhìn từ xa của một nhân vật thứ ba (Thung lũng hoang vắng).

Một sự trùng hợp trong yếu tố dàn cảnh của các phim thuộc thập niên 1990 (Một thời đã sống, Anh chỉ có mình em, Hôn nhân không giá thú) khi nụ hôn được đặt ở bối cảnh ngoài trời với góc quay toàn cảnh. Những đồ vật và đạo cụ trong bối cảnh nụ hôn này đều là cảnh tự nhiên. Việc sắp xếp các đồ vật trong cảnh (trang phục của nhân vật treo trên cây hay đặt trên bờ sông) đã khéo léo tiết lộ sự thân mật này.

***

Cách tiếp cận ngôn ngữ nụ hôn trong điện ảnh Việt Nam bằng việc thu thập các sắc thái đa dạng của giao tiếp bằng đôi môi cho người xem thấy được sự đồng hiện của các nụ hôn điện ảnh trong những giai đoạn khác nhau, đan xen trong mối thống nhất của nhiều ý niệm bất biến. Như sự khai tỏ và gợi tưởng nhiều bất ngờ về một hành vi riêng tư, thân mật của con người...

Những cảnh hôn ngọt ngào

Nụ hôn giữ vai trò như chất xúc tác giúp đẩy cảm xúc nhân vật, là nhân tố ngọt ngào đặc trưng của thể loại phim tình cảm. Nhờ vậy, phân cảnh thân mật này thường chiếm được sự quan tâm của người xem, đưa phim tới gần hơn với khán giả.

Vài năm gần đây, trong điện ảnh Việt Nam, có những thước phim lãng mạn về nụ hôn đã tạo được dấu ấn riêng đối với công chúng.

Hải Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm