14/02/2014 16:31 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Núi lửa bất ngờ phun trào ở Indonesia vào ngày hôm qua (13/2) đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, 3 sân bay phải đóng cửa và khoảng 200.000 người phải đi sơ tán.
Núi lửa Kelub bất ngờ trở lại hoạt động vào ngày hôm qua có phạm vi ảnh hưởng lên tới hơn 200 km, theo Cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cho biết.
Các đám mây đem theo tro bụi vào trong bầu khí quyển có thể vươn tới khoảng cách 30 km, ảnh hưởng đến các thị trấn và thành phố trong toàn khu vực, bao gồm cả Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia. Ở Yogyakarta, người lái xe trên đường phố đã phải bật đèn pha ngay trong ánh sáng ban ngày.
Kediri, một thị trấn sầm uất cách núi lửa Kelud khoảng 30 km gần như không có người qua lại do phần lớn người dân đã đóng cửa trong nhà tránh tro bụi. "Mùi lưu huỳnh và tro bụi dày đặc trong không khí khiến cho nhiều khu vực trở nên hết sức khó thở", một người dân sống ở Kediri chia sẻ.
Một số cư dân Indonesia đã nhanh chóng thu thập tro bụi từ núi lửa vào trong các bao tải để sử dụng cho nông nghiệp. Một nhà sưu tập nói rằng ông đã phải trả 56 USD cho một chiếc xe tải nhỏ chứa đầy các mảnh vỡ đến từ núi lửa.
Ít nhất hai người đã thiệt mạng khi mái nhà nơi họ trú ẩn đổ sụp trước trọng lượng của tro bụi và các mảnh vỡ xuất hiện trong đợt phun trào. Sân bay quốc tế tại Yogyakarta, Solo và Surabaya đã phải đóng cửa do tầm nhìn hạn chế và những rủi ro có thể xảy đến với động cơ máy bay. Tất cả các chuyến bay đến Bali, Phuket và đảo Cocos đều đã bị hủy bỏ.
Cơ quan thảm họa Indonesia nói rằng núi lửa vẫn còn có thể tiếp tục phun trào trong thời gian ngắn. Khu vực bán kính 10 km từ ngọn núi lửa với hơn 100.000 người đã được sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời.
Ngọn núi lửa Kelud cao 1.731 mét ở phía đông Java là nơi có khu vực dân cư đông đúc nhất ở Indonesia. Ông Muhammad Hendrasto người đứng đầu cơ quan giám sát núi lửa cho biết vụ phun trào dữ dội kéo dài khoảng 90 phút sau khi nhà chức trách đặt tình trạng báo động lên mức cao nhất.
Kelud là một trong số 130 ngọn núi lửa vẫn còn đang hoạt động ở Indonesia. Quốc gia với đa số các quần đảo nằm trong hệ thống vành đai lửa nối liền Đông Nam Á và Nhật Bản.
Lần cuối cùng núi lửa Kelud phun trào đã từ năm 1990, dung nham đã khiến hơn 30 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Vào năm 1919, núi lửa phun trào ở Indonesia đã khiến hơn 5.000 người thiệt mạng.
Đăng Nguyễn
Theo AP
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất