19/03/2015 06:12 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - Ngay cả khi HLV Toshiya Miura đã triệu tập thêm 3 cái tên là Văn Thanh (HAGL), Văn Long (SHB Đà Nẵng) và Đức Huy (Hà Nội) thì đội tuyển Olympic Việt Nam vẫn cứ rơi vào cuộc khủng hoảng thiếu nhân sự do cơn bão chấn thương. Liệu rằng với thầy trò HLV Toshiya Miura, trong cái khó liệu có ló cái khôn?!
Bệnh viện trả về
Sau Xuân Trường, Văn Tiến (thủ môn), Hoàng Lâm, Hồ Tuấn Tài, Phúc Tịnh, Hồng Duy và Thanh Tùng, 24 giờ trước khi Olympic Việt Nam lên đường sang Thái Lan thi đấu giao hữu, cũng là trận đấu kết thúc đợt tập huấn thi đấu chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2016, HLV Miura đã phải nói lời chia tay với thêm 3 học trò nữa là Tấn Tài, Phước Thọ và Thanh Hiền.
Trong khi sự vắng mặt của Tấn Tài và Phước Thọ (đều của ĐT Long An) đã được dự báo từ trước đó thì việc Thanh Hiền mất chỗ vào phút chot bị xem là một tai nạn.
Trước khi Olympic Việt Nam hành quân xuống Bình Dương tập huấn và có trận giao hữu với Đồng Nai (hoà 1-1), Thanh Hiền vẫn tả xung hữu đột trên sân Thống Nhất trong trận hoà 0-0 với U22 Uzbekistan.
Thanh Hiền có sở trường đá hậu vệ phải, nhưng dưới thời HLV Miura, từ Olympic Việt Nam đá Asian Games 17 đến đội tuyển Việt Nam thi đấu AFF Cup 2014, rồi cữ chạy đà cho vòng loại U23 châu Á lúc này, rất thường xuyên Hiền được bố trí như một tiền vệ đánh chặn. Đây bị xem là một nhiệm vụ quá khó cho một cầu thủ không có sở trường đá tiền vệ trung tâm như Thanh Hiền.
Câu hỏi đặt ra là tại sao và như thế nào những cầu thủ trẻ (vốn khoẻ và khả năng hồi phục tốt hơn) lại gặp chấn thương nhiều thế, vào thời điểm mà đáng ra đội bóng cần sự tận hiến của họ?
Theo chia sẻ của một trợ lý HLV Olympic Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng này có lẽ bắt nguồn từ đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài quá lâu của các tuyển thủ.
Tức là về cơ bản, không phải giáo án của HLV Miura quá nặng, cũng không xuất phát từ ý thức sinh hoạt thiếu chuyên nghiệp (khi Olympic Việt Nam tập trung), mà nó đến từ một lý do khách quan.
Hiện nay Olympic Việt Nam chỉ có 2 bác sỹ (chính thức), thêm 1 săn sóc viên và 1 chuyên gia vật lý trị liệu. Số lượng đấy chưa bao giờ là đủ để phục vụ hơn 30 con người, đặc biệt trong quá trình tập nặng, nhồi thể lực.
Chờ tài ứng biến của HLV Miura
Kỷ luật trong sinh hoạt và tập luyện là những điều mới mẻ của các đội bóng dưới thời HLV Miura. Không có chuyện thoả hiệp kiểu Henrique Calisto, khi học trò có thể trình bày vì lý do khách quan và ông thầy người Bồ luôn có những đặc cách, cũng chẳng nghiêm khắc như Falko Goetz, HLV Miura muốn các cộng sự (trợ lý HLV) và cầu thủ tập trung 100%. “Chúng tôi thậm chí không có thời gian nghỉ, chứ đừng nói là các cầu thủ”, một trợ lý của HLV Miura cho biết.
Vì chiến dịch vòng loại U23 châu Á và xa hơn là SEA Games 28 tại Singapore (tháng 6/2015), các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã phải tạm hoãn lại. Đó là một đặc cách với HLV trưởng người Nhật Bản, vì thông thường chẳng quốc gia nào trên thế giới lại làm thế cả.
Nhưng vì thời gian chuẩn bị không còn nhiều, nên HLV Miura buộc phải đưa ra những biện pháp ứng biến theo kiểu giải pháp tình thế. Chỉ có điều…
Olympic Việt Nam chỉ mới tập trung một thời gian ngắn và ngoài ra, vì có quá nhiều các nhân tố mới (so với đội tuyển Olympic đá Asian Games 17 ở Hàn Quốc), nên HLV Miura chưa thể định hình về mặt lối chơi.
Trợ lý của ông thầy người Nhật Bản cho biết thêm: “Trận đá với Đồng Nai, HLV Miura đã tập đá 5-3-2 để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với đội mạnh nhất bảng là Olympic Nhật Bản sắp tới, nhưng hiệu quả không cao. Chúng tôi cần thêm thời gian để hoàn thiện”.
Cầu thủ lên Olympic Việt Nam lần này từ bốn phương tám hướng và đó là khó khăn thật sự. Và ngoài ra, quỹ thời gian hạn hẹp khiến HLV Miura gặp khó. Đây là lúc chúng ta chờ tài ứng biến của HLV Miura.
Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất