30/03/2015 06:10 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - Chiến thuật phòng ngự phản công bằng cách xếp chiếc xe buýt 2 tầng ra chắn trước cầu môn của ông Miura chỉ thành công một nửa.
Vì chúng ta vẫn thủng lưới không chỉ một lần. Thua 0-2 không phải là tỉ số lý tưởng đối với một đội bóng chủ động phòng ngự, và cần phải có một hiệu số bàn thắng/thua đẹp để giành vé đi vòng chung kết.
Cự ly đội hình mà hàng tiền vệ tạo ra với hàng thủ 5 người (chơi 5-4-1) là tốt, nhưng các tiền vệ lại không thể dâng lên một cách nhịp nhàng bằng những pha phối hợp sau khi đoạt được bóng từ U23 Nhật Bản.
Chính vì thế cự ly giữa Công Phượng, người duy nhất cắm ở phía trên, với phần còn lại là mênh mông. Khả năng phản công vì thế là rất thấp.
Rõ ràng là ông Miura mới chỉ giúp U23 Việt Nam biết tổ chức phòng ngự số đông ở mức khá chứ chưa thể tạo nên một đội bóng phản công sắc bén.
Việc cho chơi bóng dài nếu để áp dụng trong những trận đấu, trước các đối thủ tầm cỡ như vậy là không cho ra kết quả mong muốn mà nguyên nhân hiển hiện là không phù hợp với những con người ông có trong tay.
Thế nên, khi muốn có bàn thắng thì U23 Việt Nam buộc phải dâng lên trong những phút cuối trận, và khi đó nguy cơ thủng lưới cao đã được U23 Nhật Bản hiện thực hoá bằng bàn thắng ở phút bù giờ cuối cùng.
Nếu phải có một sự so sánh với những đội tuyển Việt Nam (ở cả cấp độ U23) chơi phòng ngự phản công thì rõ ràng cách ông Calisto trong năm 2008 xây dựng là hiệu quả nhất.
P.K.A
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất