23/01/2013 15:05 GMT+7 | Giáo dục
Coi mạng xã hội là sân chơi để bày tỏ quan điểm, cảm xúc, bạn trẻ tha hồ xây những ngôi nhà riêng tư tự do của mình, nhưng đa số sự riêng tư này lại được… công khai rộng rãi. “Ngôi nhà” này là nơi họ cảm thấy có sự tự do, tự chủ cao nhất, được vượt qua mọi giới hạn của xã hội, gia đình, trường lớp để thể hiện bản thân.
Thực tế trong thời gian qua, rất nhiều sự kiện diễn ra trên mạng xã hội làm dậy sóng dư luận. Đáng kể là sự việc một cô gái trẻ trút nỗi oán hận của mình lên Facebook và người bị cô gửi những lời lẽ thậm tệ đó lại chính là cha mẹ cô. Một trường hợp khác là cô gái chụp ảnh ngồi lên đầu rùa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Gần đây nhất, một cô gái khoe ảnh làm dáng trên bia mộ liệt sĩ; rồi những học trò thóa mạ, xúc phạm thầy cô… Đây là những hành vi không thể chấp nhận vì nó đi ngược với những giá trị văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.Nguyên tắc chung nhất để ứng xử có văn hóa “Đó là, những gì mình làm, mình nói không làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi (vật chất hoặc tinh thần) chính đáng của người khác. Ta văng tục một câu là làm cho người khác khó chịu, làm “ô nhiễm môi trường” chung. Ta đăng bài công kích chế nhạo ác ý là đã ảnh hưởng đến danh dự và cảm xúc của người khác. Ta mù quáng ném đá ai đó vô tội vạ là có thể giết chết tâm hồn của họ. Đó là thiếu văn hóa, thậm chí còn là tội lỗi. Cho nên, trước khi hành động điều gì trên thế giới mạng, hãy tự hỏi: nó có ảnh hưởng xấu đến người khác hay không? Nếu biết lo nghĩ đến cảm nhận của người khác trước, bạn sẽ không phải bận tâm lo nghĩ hậu quả khó lường sẽ xảy đến với mình”. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu |
Từ đó, thạc sĩ Hiếu khẳng định, tự do ngôn luận thì không có gì là xấu, nhưng nếu cần thì kiểm soát những phát ngôn phản cảm, những bài viết mang tính ác ý. Những phát ngôn hay bài viết đó không nằm trong khái niệm “tự do ngôn luận”, mà nằm trong khái niệm “đạo đức online”.
Theo Mỹ Quyên
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất