Phát huy vai trò của báo chí phát triển đô thị di sản

30/05/2025 12:45 | Du lịch
Hải Yến - TTXVN

Ngày 30/5, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức tọa đàm “Phát huy truyền thống 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam - Báo chí Ninh Bình vì mục tiêu thiên niên kỷ”.

Phát huy vai trò của báo chí phát triển đô thị di sản - Ảnh 1.

Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, hòa chung dòng chảy của báo chí cách mạng cả nước, báo chí Ninh Bình cũng đã có bề dày truyền thống đáng tự hào. Tháng 12/1961, cơ quan báo chí đầu tiên của tỉnh được hình thành với tên gọi Báo Ninh Bình Xây dựng. Trải qua 64 năm hình thành và phát triển, đến nay, tỉnh có 2 cơ quan báo chí gồm Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình, Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, bao gồm đa dạng các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, kênh trên mạng xã hội… tiếp tục khẳng định: “Báo chí thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân”.

Phát huy vai trò của báo chí phát triển đô thị di sản - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Tọa đàm là dịp nhìn lại truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà trong suốt một thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành. Đây cũng là cơ hội để khẳng định vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Ninh Bình nói riêng trong hiện thực hóa mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt trong công tác phát huy, bảo vệ di sản đô thị, góp phần cùng cả nước thực hiện khát vọng phát triển của đất nước.

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung tham luận vào những vấn đề: Làm rõ tầm quan trọng, vai trò của báo chí trong phát huy, bảo vệ di sản đô thị nói chung và hệ thống di sản đô thị Ninh Bình nói riêng; nhận diện, phân tích những khó khăn, bất cập đã và đang đặt ra cho báo chí giữa việc thúc đẩy, phát huy vai trò của báo chí trong phát triển, bao tồn di sản đô thị.

Báo chí Ninh Bình nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung cần có những giải pháp mang tính đột phá để quảng bá di sản đô thị Ninh Bình ra thế giới, nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị đô thị di sản; xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn hiệu quả, có hiệu ứng lan tỏa lâu dài, góp phần hiện thực hóa mục tiêu thiên niên kỷ của tỉnh Ninh Bình.

Tại tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Thị Sự cho biết, báo chí có vai trò quan trọng trong việc thông tin về các di sản, trong đó có di sản đô thị. Với vai trò là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam chú trọng việc tuyên truyền, giới thiệu đến bạn bè thế giới tiềm năng du lịch, đặc biệt là giá trị đô thị di sản của Ninh Bình.

Phát huy vai trò của báo chí phát triển đô thị di sản - Ảnh 3.

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Thị Sự phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Nhìn từ góc độ cơ quan báo chí về vấn đề đô thị di sản, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Thị Sự cho rằng, tỉnh Ninh Bình nên đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững và đô thị di sản. Đồng thời tổ chức các giải thưởng báo chí về bảo tồn di sản nói chung, di sản đô thị nói riêng góp phần thông tin tuyên truyền để độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ thêm về phát triển đô thị di sản văn hóa Tràng An trong bối cảnh địa phương đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với sự kết hợp giữa di sản - công nghệ - đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Trung tâm Chuyên đề và Truyền thông - Phát hành, Tạp chí Cộng sản, thời gian qua, Ninh Bình dày công nghiên cứu, đề ra quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ. Việc truyền thông thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư cần chú trọng nêu bật vị thế, giá trị cố đô Hoa Lư trong xã hội hiện đại; những di sản văn hóa với cốt cách, lối sống, phẩm cách con người vùng đất cố đô, nhất là yếu tố, giá trị còn tiềm ẩn chưa được khơi dậy, phát huy...

Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, truyền thông, quảng bá giá trị di sản; rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển hài hòa giữa bảo tồn và quảng bá di sản; phát huy vai trò cộng đồng địa phương trong bảo tồn, quảng bá di sản; nghiên cứu xây dựng nhân lực và chiến lược truyền thông dài hạn, lớp lang, xây dựng tuyến bài chuyên sâu thay vì đưa tin ngắn hạn. Đồng thời, tỉnh tiếp tục tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa cơ quan báo chí với chính quyền địa phương, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, đa chiều.

Việc xây dựng đô thị di sản cần được đẩy mạnh trên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, thậm chí quốc tế, để chuyển tải thông điệp mạnh mẽ, ấn tượng về cố đô Hoa Lư; thông qua báo chí để xây dựng thương hiệu, trong đó có thương hiệu đô thị di sản.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Tin mới nhất

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Đầm sen Trà Lý ở xã Duy Xuyên thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích gần 35ha, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm chút thư thả giữa thiên nhiên.

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thưởng thức ẩm thực... diễn ra từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được gọi chung là kinh tế đêm, góp phần quan trọng tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.