Phát triển du lịch bền vững từ di sản văn học

23/06/2025 06:59 | Du lịch
Công Bắc

Di sản văn học gắn với tên tuổi tiêu biểu, hàm chứa những giá trị văn hóa, lịch sử và chiều sâu nhân văn, đang trở thành nền tảng quan trọng cho phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương. Khi được nhận diện đúng đắn, đầy đủ và khai thác hợp lý, nguồn lực mềm này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa mà còn mở ra hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.

Đây là vấn đề đáng chú ý được gợi mở tại hội thảo khoa học Phát huy giá trị di sản văn hóa trên quê hương nhà văn Nam Cao gắn với phát triển du lịch bền vững diễn ra ít ngày trước tại Hà Nam. Hội thảo do Sở VH, TT & DL Hà Nam phối hợp với Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VH,TT&DL) tổ chức, hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà văn Nam Cao (29/10/1915 - 29/10/2025).

Nhìn từ di sản văn học Nam Cao

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của di sản văn học Nam Cao đối với việc định hình không gian văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch địa phương.

Như lời thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo (Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam) khẳng định: "Di sản văn hóa gắn với sự nghiệp và quê hương nhà văn Nam Cao là một nguồn tài nguyên độc đáo, bền vững, thiết thực đóng góp cho sự phát triển du lịch văn hóa tại địa phương trong bối cảnh hiện nay".

Phát triển du lịch bền vững từ di sản văn học - Ảnh 1.

Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản văn hóa trên quê hương nhà văn Nam Cao gắn với phát triển du lịch bền vững”

Theo chuyên gia này, "điểm nổi bật trong văn học của Nam Cao là tính "địa phương học" sâu sắc từ sự gắn bó chặt chẽ giữa không gian nghệ thuật và không gian thực tế".

"Trong Chí Phèo, không gian làng quê hiện lên với lò gạch cũ, vườn chuối ngự, chén rượu, bát cháo hành… Tất cả đều là những hình ảnh có thật trong đời sống vùng chiêm trũng Hà Nam, được nhà văn nâng lên thành biểu tượng văn học" - bà Hảo phân tích - "Chính sự tương thích gần như tuyệt đối giữa không gian văn học và không gian địa lý thực tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch trải nghiệm gắn với di sản văn học".

Trong thực tế, du khách có thể đến làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), tham quan Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao, bước chân vào "nhà Bá Kiến", thưởng thức bát cháo hành hoặc món cá kho làng Vũ Đại, dạo bước qua những vườn chuối, ruộng đồng… "Đó là những trải nghiệm vừa thực, vừa ảo, vừa hiện thực, vừa văn học - một hành trình xuyên không gian, thời gian và ký ức. Đây chính là lợi thế cạnh tranh độc đáo của địa phương nếu biết tổ chức tốt các tour du lịch văn học - văn hóa" - bà Hảo nhấn mạnh.

Chưa kể tới, ở phạm vi rộng hơn, huyện Lý Nhân và tỉnh Hà Nam còn là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan tự nhiên phong phú, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc, làng nghề truyền thống lâu đời, cùng các giá trị văn hóa phi vật thể đa dạng như lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian...

Theo các chuyên gia, nếu được quy hoạch hợp lý và kết nối hiệu quả với các không gian văn học Nam Cao, những tiềm năng này sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch bền vững tại địa phương.

Phát triển du lịch bền vững từ di sản văn học - Ảnh 2.

Phối cảnh khu trung tâm khu du lịch “Làng Vũ Đại ngày ấy” do Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững thực hiện

Chưa tương xứng với tiềm năng

Với những tiềm năng được nhận diện, trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam và huyện Lý Nhân đã có những bước đi tích cực trong việc bảo tồn và tôn vinh di sản văn hóa gắn với nhà văn Nam Cao.

Đơn cử, tại xã Hòa Hậu, một số điểm đến như Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao, "nhà Bá Kiến"… bước đầu thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là giáo viên, học sinh, sinh viên yêu thích văn học, lịch sử. Một số tour du lịch văn hóa đã được tổ chức như: đền Trần Thương - Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao - nhà Bá Kiến - từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến, kết hợp với các hoạt động chuyên đề, thuyết trình, minh họa MV âm nhạc… tạo hiệu ứng tích cực ban đầu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác di sản văn hóa gắn với nhà văn Nam Cao phục vụ phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ông Nguyễn Văn Hảo (Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam) cho rằng: "Việc đầu tư phát triển du lịch văn hóa nơi đây còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp."

Phát triển du lịch bền vững từ di sản văn học - Ảnh 3.

Học sinh tham quan Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao. Ảnh: Duy Hưng

Theo đó, hoạt động quảng bá, giới thiệu giá trị di sản văn hóa gắn với văn học còn mờ nhạt. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như đường đi, nhà trưng bày, dịch vụ hướng dẫn… còn sơ sài, thiếu đồng bộ. Đáng chú ý, "nhà Bá Kiến" không có hoành phi, câu đối, đồ đạc, nên chưa tái hiện đúng không gian như tinh thần tác phẩm. Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm như diễn xướng dân gian, tái hiện các tác phẩm nổi tiếng… chưa được tổ chức bài bản, định kỳ.

Từ những tồn tại này, ông Hảo nhấn mạnh, "việc khai thác di sản văn hóa gắn với du lịch tại quê hương nhà văn Nam Cao chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa gắn kết chặt chẽ giữa giá trị văn học - văn hóa - lịch sử và trải nghiệm du lịch dẫn đến thiếu sức hút, đặc biệt là với du khách trẻ".

Lý giải về những hạn chế, GS Từ Thị Loan (Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam) cho rằng, một trong những nguyên nhân then chốt là thiếu một quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch một cách bài bản, dài hạn và gắn kết phát huy giá trị di sản.

"Các điểm di tích liên quan đến Nam Cao còn manh mún, thiếu liên kết và thiếu điểm nhấn hấp dẫn, dẫn đến khó thu hút du khách. Các hoạt động du lịch thường diễn ra tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự kết nối giữa các điểm di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể để hình thành tuyến du lịch thống nhất" - bà Loan dẫn chứng.

Cũng theo chuyên gia này, hoạt động du lịch tại quê hương Nam Cao vẫn đang ở dạng tiềm năng nhiều hơn là thực tế. Nếu có chính sách hỗ trợ kịp thời từ phía chính quyền, sự tham gia của cộng đồng và ngành du lịch, quê hương Nam Cao hoàn toàn có thể trở thành điểm đến đặc sắc, vừa mang tính giáo dục, vừa giàu trải nghiệm nhân văn sâu sắc.

Hướng tới phát triển du lịch bền vững

Để khai thác có hiệu quả giá trị di sản văn học Nam Cao phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững, nhiều "kế sách" đã được các chuyên gia đề xuất, mang tính khả thi cao trong thực tiễn. Trong đó, nhiều đề xuất hướng tới việc xây dựng và phát triển các tour du lịch văn học trải nghiệm theo hướng chuyên nghiệp hơn, với các hoạt động đa dạng như tham quan, hóa thân nhân vật, tái hiện không gian văn học…

Hoặc xa hơn, một sáng kiến đầy triển vọng được TS-KTS Nguyễn Thu Hạnh (Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững) đề xuất, đó là xây dựng khu du lịch Làng Vũ Đại ngày ấy. Quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch này do Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững thực hiện, đã từng được trao tặng Giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2016 ở hạng mục quy hoạch thiết kế đô thị.

Phát triển du lịch bền vững từ di sản văn học - Ảnh 4.

Du khách tham quan “nhà Bá Kiến”. Ảnh: Nguyễn Hải

Mục tiêu chính của quy hoạch này là hình thành điểm du lịch nhân văn xứng tầm gắn với cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao. "Đây là mô hình khu du lịch văn học đầu tiên tại Việt Nam với nhiều sáng tạo độc đáo, mới mẻ, biến các giá trị văn học phi hình hài, phi vật thể thành các không gian du lịch trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc làng quê Việt Nam cuối thế kỷ 21" - bà Hạnh nhấn mạnh.

Theo đề án, Làng Vũ Đại ngày ấy được quy hoạch thành 8 không gian chức năng. Trong đó, nổi bật là khu chợ Ối giời ơi tái hiện sinh động chợ quê xưa, với những điểm nhấn như quán cháo hành Thị Nở, cây bàng và quán rượu Chí Phèo, quán chuối Đại Hoàng, quán Áo yếm… Khu Đêm làng Vũ Đại là không gian nghỉ dưỡng đậm chất nông thôn, với các mô hình nhà nghỉ theo chủ đề: Lão Hạc, Thị Nở, Chí Phèo hoặc khu spa Lò gạch, mang đến cho du khách trải nghiệm về sự thanh bình, tĩnh lặng về đêm của làng quê Bắc bộ…

Ngoài ra, một số đề xuất cũng hướng đến việc phát huy giá trị di sản văn học Nam Cao thông qua các mô hình hiện đại như: số hóa di sản, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR), phát triển sản phẩm quà tặng gắn với tác phẩm văn học, xây dựng bảo tàng theo hình thức hiện đại lấy cảm hứng từ kinh nghiệm quốc tế… Đây đều là những gợi mở mới mẻ, thiết thực, góp phần đưa di sản văn hóa, văn học trở thành nguồn lực sáng tạo trong phát triển du lịch bền vững.

PGS-TS Nguyễn Thị Thu Phương (Viện trưởng Viện Văn hoá, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam) cho rằng, nhiều đề xuất thể hiện tính mới, tiếp cận di sản Nam Cao như một nguồn lực mềm của phát triển địa phương. Trong đó, tính mới thể hiện ở việc kết nối di sản văn học với mô hình phát triển bền vững: từ định hướng phát triển hành lang du lịch văn hóa - văn học; ứng dụng công nghiệp văn hóa trong truyền thông và giáo dục; phát triển tour du lịch văn học trải nghiệm; cho đến việc tích hợp bảo tồn với sinh kế cộng đồng.

"Di sản văn hóa gắn với sự nghiệp và quê hương nhà văn Nam Cao là một nguồn tài nguyên độc đáo, bền vững, thiết thực đóng góp cho sự phát triển du lịch văn hóa tại địa phương trong bối cảnh hiện nay" - thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo.

Tin cùng chuyên mục

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ" kết hợp trình diễn của vũ đạo, xiếc cùng các hiệu ứng sân khấu để tôn vinh các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, vừa ra mắt mùa Hè này phục vụ du khách tại Nha Trang.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm "những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa", Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tin mới nhất

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ" kết hợp trình diễn của vũ đạo, xiếc cùng các hiệu ứng sân khấu để tôn vinh các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, vừa ra mắt mùa Hè này phục vụ du khách tại Nha Trang.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm "những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa", Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.