Phía sau thất bại của nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh

22/08/2018 05:21 GMT+7 | Thể thao

(giaidauscholar.com) - Với Hoàng Xuân Vinh, lần đầu tiên Thể thao Việt Nam có một tuyển thủ dự tranh ASIAD với tư cách, vị thế của một nhà vô địch Olympic. Thật đáng buồn và đáng tiếc vì ngôi sao số 1 của môn bắn súng đã thất bại theo một cách... không hề bất ngờ!

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh: 'Tôi đã thua chính mình'

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh: 'Tôi đã thua chính mình'

Cùng với lời xin lỗi với giới chuyên môn và người hâm mộ, nhà vô địch Olympic vừa rời SEA Games mà không giành nổi HCV này đã thừa nhận mình chuẩn bị cho giải không tốt, nhất là về tâm lý.

* Link xem trực tiếp Asiad 2018 hôm nay:

https://beta.vtcnow.vn/kenh/vtc3

https://vtc.gov.vn/kenh/vtc3

 

Chú thích ảnh

Lịch thi đấu bóng đá Asiad ngày 22/8:

18h30: Nữ Triều Tiên vs Nữ Trung Quốc (bảng B)

18h30: Nữ Đài Loan vs Nữ Maldives (bảng B)

Ngày 22/8, bóng đá nam Asiad vẫn nghỉ trước khi bước vào vòng 1/8 trong khi bóng đá nữ diễn ra hai trận cuối cùng của bảng B. Đội nữ Việt Nam thì đã biết được đối thủ là Đài Loan (19h30 ngày 24/8).

 

Chia nhánh các vòng knock-out và các cặp đấu vòng 1/8 bóng đá nam Asiad 2018:

trực tiếp bóng đá, trực tiếp bóng đá nữ, xem bóng đá trực tuyến, lịch thi đấu bóng đá asiad 2018, trực tiếp Asiad, U23 Việt Nam, tuyển nữ Việt Nam, bảng xếp hạng Asiad

Lịch thi đấu vòng 16 đội hay còn gọi là vòng 1/8 bóng đá nam Asiad 2018:

Ngày 23/8, 16h00: U23 Palestine vs U23 Syria (1)

Ngày 23/8, 16h00: U23 Uzbekistan vs U23 Hồng Kông (3)

Ngày 23/8, 19h30: U23 Iran vs U23 Hàn Quốc (4)

Ngày 23/8, 19h30: U23 Việt Nam vs U23 Bahrain (2)

 

Ngày 24/8, 16h00: U23 Trung Quốc vs U23 Saudi Arabia (5)

Ngày 24/8, 16h00: U23 Indonesia vs U23 UAE (7)

Ngày 24/8, 19h30: U23 Bangladesh vs U23 Triều Tiên (8)

Ngày 24/8, 19h30: U23 Malaysia vs U23 Nhật Bản (6)

 

* Các kênh trực tiếp Asiad 2018 có bản quyền:

Truyền hình: VTC1, VTC3, VTC9, VOVTV.

Phát thanh: VOV1, VOV2, VOV3, VOV Giao thông, VOV Sức khỏe.

Ứng dụng mobile: VTC Now, VOV Media

Kênh truyền thông của Viettel: MobiTV, Onme, ViettelTV

Cuối cùng, điều mà giới chuyên môn cùng người hâm mộ lo lắng đã xảy ra khi xạ thủ từng giành 1 HCV, 1 HCB Olympic Hoàng Xuân Vinh đã thất bại không thể tệ hơn tại ASIAD 2018 ở nội dung sở trường 10m súng ngắn hơi. Nhà vô địch Thế vận hội thậm chí bị văng ra khỏi chung kết, chỉ đứng hạng 9 chung cuộc với điểm số cực thấp. Có quá nhiều điều để nói về thảm bại của ngôi sao số 1 này.

Xét về nhiều mặt, không có gì phải bất ngờ với thảm bại của Xuân Vinh. Đơn giản vì hầu hết các đối thủ dự tranh ASIAD, chưa cần nói đến các xạ thủ hàng đầu, đều cho thấy một màn trình diễn hoàn toàn vượt trội so với Xuân Vinh, từ tinh thần cho đến phong độ. Trên thực tế, ngay cả khi ở đỉnh cao nhất của mình, Xuân Vinh cũng chỉ thuộc nhóm hàng đầu, chứ chưa đạt tới tầm mức số 1. Trừ kỳ tích tại Olympic, tuyển thủ Việt Nam có tỷ lệ chiến thắng tại các giải đấu thấp hơn hẳn một vài đối thủ tranh chấp trực tiếp, ví như tài năng xuất chúng người Hàn Quốc Jin Jong Oh. Thế nên, việc Xuân Vinh thua cũng là điều bình thường ở một giải đấu quốc tế cụ thể.

Chỉ có điều, thật khó chấp nhận khi Xuân Vinh không chỉ thảm bại tại ASIAD mà còn liên tiếp thua ở các cuộc đấu kể từ sau kỳ tích Olympic, chẳng những giải quốc tế mà cả giải quốc gia. Xuân Vinh đã không có sự chuẩn bị, thể lực và phong độ tốt cho ASIAD, hay bất cứ cuộc đấu nào cả.

Một phần vì kỳ tích quá choáng ngợp tại Olympic đã khiến Xuân Vinh không thể tập luyện, thi đấu một cách bình thường. Anh đã chạm tới đỉnh của mình, và cái đỉnh ấy phần nào vượt qua sự kỳ vọng, nền tảng của cả TTVN, chứ không chỉ môn bắn súng.

Niềm hi vọng Vàng Hoàng Xuân Vinh đã bước vào tranh tài tại ASIAD cực lớn cùng những khó khăn về nhiều mặt. Trong đó, sự kỳ vọng, gắn với sức ép và đòi hỏi với một nhà vô địch Olympic ở đúng nội dung sở trường thực sự là một gánh nặng như núi về tâm lý đối với Vinh. Tâm thế của vị Đại tá Quân đội càng khó tránh khỏi ảnh hưởng từ những thất bại liên tiếp, kể từ sau khi đăng quang tại Rio 2016. Chưa kể, kỳ tích buồn ở chính ASIAD, đặc biệt là viên đạn cướp cò oan nghiệt năm 2010 hãy còn ám ảnh anh. Việc một mũi nhọn khác là 50m súng ngắn tự chọn bị loại khỏi chương trình cũng phần nào đẩy Vinh vào thế gần như chỉ có một “cửa” duy nhất.

Và rốt cuộc, những điều lo lắng đã xảy đến với Vinh.

Quan trọng hơn vấn đề thuộc về chủ quan, những vấn đề phát sinh mới với nhà vô địch Olympic này đã không được ngành thể thao, cũng như các nhà quản lý huấn luyện của bắn súng Việt Nam kiểm soát và chăm lo tốt. Chính bởi thế, Xuân Vinh đã không thể tập luyện, thi đấu được như bình thường. Một sự thật phũ phàng đã phơi bày là nhà vô địch Olympic đã trở thành một xạ thủ quá bình thường, phần nào đó là tầm thường.

Thất bại đau đớn tại ASIAD chính là một bi kịch của cá nhân Xuân Vinh. Và hơn thế, một bi kịch của cả ngành thể thao khi đã hoàn toàn bất lực trong việc duy trì, phát triển tài năng, phong độ của một nhà vô địch Olympic.

Thất bại ở một nội dung hay một cuộc đấu cụ thể đối với Vinh, hay bất cứ ngôi sao thể thao nào là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, việc một nhà vô địch Olympic tự thua chính mình, không vượt lên được những gian khó, thử thách khi đã bước lên đỉnh cao lại rất bất thường.

Nhiều người có thể cho là sự ngụy biện, song lời trần tình của HLV trưởng ĐTQG bắn súng Nguyễn Thị Nhung phải ghi nhận khi bà cho rằng Việt Nam chưa có tiền lệ với một trường hợp như nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh. Các nhà quản lý huấn luyện còn thừa nhận một thực tế như vậy, thì đủ biết người trong cuộc Hoàng Xuân Vinh gần như không thể tập luyện, thi đấu được như bình thường.

Không phải ngẫu nhiên, từ sau kỳ tích trên đỉnh Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh đã mờ nhạt, xuống sức giống như một xạ thủ trung bình.

Nhị Hường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm