20/06/2015 21:50 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, trên đất liền trong 10 ngày tới trên cả nước đều giảm nắng nóng.
Hồi 20 giờ ngày 20/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đến 19 giờ ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão nên vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 19 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam đang có xu hướng hoạt động mạnh lên, nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Khu vực Bắc Bộ: Bốn, năm ngày đầu, không có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 31-34 độ. Sau đó, nền nhiệt độ trên khu vực có khả năng tăng dần từ 1 đến 2 độ.
Khu vực Trung Bộ: Khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nắng nóng giảm với nhiệt độ cao nhất từ 34 đến 37 độ. Từ ngày 26 đến ngày 30, khả năng nắng nóng mở rộng hơn và gia tăng về cường độ, nhiệt độ cao nhất từ 36 đến 39 độ, vùng núi xấp xỉ 40 độ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Phổ biến không có nắng nóng trong 10 ngày tới, nhiệt độ cao nhất ngày chỉ dao động trong khoảng từ 31 – 34 độ.
PV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất