Ngày 31/10, Bắc Ninh ghi nhận 105 ca dương tính với SARS-CoV-2

31/10/2021 22:30 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Theo thông tin từ ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh, trong ngày 31/10, toàn tỉnh ghi nhận 105 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, 104 ca có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. 

Hà Nội: Thông tin về ca mắc Covid-19 tại Yên Nghĩa, Hà Đông

Hà Nội: Thông tin về ca mắc Covid-19 tại Yên Nghĩa, Hà Đông

Trạm Y tế phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) thông tin 1 trường hợp thường trú tại chung cư HH2L Xuân Mai dương tính với SARS-CoV-2.

(Tiếp tục cập nhật)

Theo đó, các ca mắc tập trung nhiều ở thành phố Bắc Ninh 58 ca, huyện Quế Võ 44 ca, huyện Tiên Du 1 ca, thị xã Từ Sơn 1 ca và 1 ca đã được cách ly về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh hiện có 51 điểm có dịch tại các địa phương: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Tiên Du.

Ngay sau khi ghi nhận các ca bệnh, tỉnh Bắc Ninh đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cả trong cộng đồng, khu công nghiệp. Đồng thời, ngành Y tế tỉnh phối hợp triển khai quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và cách ly, xét nghiệm đối với những người di chuyển giữa các vùng nguy cơ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát những trường hợp đi, về từ vùng có dịch, thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 theo kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho hơn 1 triệu người. 

Chú thích ảnh
Bắc Ninh khẩn cấp triển khai các biện pháp dập dịch

Thêm 35 ca mắc Covid-19 mới, Phú Thọ triển khai điều trị các ca F0 tại nhà

Theo Sở Y tế Phú Thọ, từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 31/10, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 24 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trong 24 giờ qua lên 35 ca.

Trong 24 ca mắc mới, có 11 ca tại thành phố Việt Trì; huyện Lâm Thao 7 ca; huyện Thanh Sơn 6 ca. Trong đó, có 16 trường hợp là các F1 đều đã được cách ly, theo dõi và quản lý; có 8 ca cộng đồng đã được ghi nhận (2 trường hợp sàng lọc cộng đồng tại Tiên Cát - Việt Trì; 6 trường hợp tại thị trấn Thanh Sơn và xã Thục Luyện - Thanh Sơn).

Như vậy, từ ngày 14/10 đến 31/10, Phú Thọ ghi nhận 660 ca mắc COVID-19. Trong đó, thành phố Việt Trì 407 ca tại 21 xã, phường; thị xã Phú Thọ 15 ca tại 3 xã; huyện Lâm Thao 134 ca tại 11 xã, thị trấn; huyện Phù Ninh 83 ca tại 9 xã, thị trấn; huyện Tam Nông 8 ca tại 3 xã; huyện Thanh Sơn 7 ca tại 2 xã, thị trấn; huyện Thanh Thủy 3 ca tại 2 xã; huyện Cẩm Khê 2 ca tại 2 xã và huyện Hạ Hòa 1 ca tại 1 xã. Có 1 xã, thị trấn mới ghi nhận ca mắc COVID-19 (xã Thục Luyện - Thanh Sơn).

Toàn tỉnh hiện đang quản lý, theo dõi 6.221 F1; có 21.649 F2 và 23.843 F3 đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Chú thích ảnh
Phú Thọ: Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh là F1 tại Trường tiểu học Bạch Hạc

Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, để giảm tải cho các Bệnh viện dã chiến, tỉnh Phú Thọ đã triển khai điều trị cho các ca F0 tại nhà. Theo đó, đến nay tỉnh Phú Thọ đã có 104 F0 cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, trong đó thành phố Việt Trì có 75 trường hợp; huyện Lâm Thao có 28 trường hợp và huyện Cẩm Khê có 1 trường hợp.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thiết lập 9 Trạm y tế lưu động trên địa bàn thành phố Việt Trì, nơi đang điều trị F0 tại nhà; thiết lập mô hình Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 với đầy đủ các trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, vật tư, oxy y tế theo các hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế.

Chú thích ảnh
Tiết mục múa thể hiện hình tượng các lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 trong chương trình "Việt Nam - Khát vọng bình yên". Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Số ca bệnh Covid-19 trong nước tiếp tục tăng, ghi nhận 5.519 ca mắc mới

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 30/10 đến 16 giờ ngày 31/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 5.519 ca mắc mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 5.504 ca ghi nhận trong nước tại 46 tỉnh, thành phố (tăng 280 ca so với ngày trước đó); có 2.327 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.041 ca), Đồng Nai (688 ca), Bình Dương (672 ca), Bạc Liêu (415 ca), An Giang (342 ca), Kiên Giang (295 ca), Tiền Giang (222 ca), Sóc Trăng (180 ca), Đắk Lắk (157 ca), Bình Thuận (130 ca), Cần Thơ (130 ca), Tây Ninh (110 ca), Long An (109 ca), Hà Giang (103 ca), Trà Vinh (83 ca), Đồng Tháp (83 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (64 ca), Gia Lai (63 ca), Cà Mau (60 ca), Ninh Thuận (58 ca), Bến Tre (54 ca), Bình Phước (49 ca), Hà Nội (46 ca), Hậu Giang (38 ca), Vĩnh Long (36 ca), Phú Thọ (35 ca), Bắc Ninh (33 ca), Thanh Hóa (23 ca), Hà Nam (22 ca), Khánh Hòa (21 ca), Bắc Giang (20 ca), Nghệ An (19 ca), Quảng Nam (18 ca), Thừa Thiên Huế (17 ca), Bình Định (15 ca), Quảng Trị (14 ca), Quảng Bình (9 ca), Quảng Ngãi (7 ca), Nam Định (6 ca), Đà Nẵng (4 ca), Phú Yên, Ninh Bình (mỗi địa phương 3 ca), Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương (mỗi địa phương 2 ca), Lạng Sơn (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (111 ca), Bình Thuận (51 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (39 ca). Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.589 ca/ngày.

Chú thích ảnh
Bình Dương tiêm vaccine cho trẻ em 

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 921.122 ca mắc, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.352 ca mắc). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 916.286 ca, trong đó có 817.517 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (431.101 ca), Bình Dương (232.386 ca), Đồng Nai (65.091 ca), Long An (34.738 ca), Tiền Giang (16.422 ca). Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 31/10 là 1.998 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi là 820.334 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.840 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.947 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 477 ca; Thở máy không xâm lấn: 114 ca; Thở máy xâm lấn: 288 ca; ECMO: 14 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 30/10 đến 17 giờ 30 ngày 31/10 có 53 ca tử vong; trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (21 ca), Bình Dương (7 ca), Cần Thơ (5 ca), Đồng Nai, Sóc Trăng (mỗi địa phương 4 ca), Bạc Liêu, Long An (mỗi địa phương 3 ca), Vĩnh Long, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Đắk Lắk (mỗi địa phương 1 ca). Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 59 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.083 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc.

 

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh 15-17 tuổi từ 2/11

Ngày 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn 3243/SGDĐT-CTrTT về việc tiêm vaccine cho học sinh, học viên Trung học phổ thông.

Theo đó, để triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh, học viên đang học lớp 10, 11, 12 tại các trường, trung tâm giáo dục đạt hiệu quả, an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường, trung tâm thông tin về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh hay người giám hộ của học sinh. Với mục đích tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, “Vaccine phòng bệnh tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.

Trước đó, Sở Y tế thành phố đã ban hành kế hoạch 5252/KH-SYT về việc triển khai tiêm vaccine Pfizer tại thành phố Đà Nẵng. Theo đó, số liều vaccine được tiêm là 45.942 liều tương đương 45.942 người.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 ở Đà Nẵng

Đối tượng tiêm là học sinh (bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài) đang theo học lớp 10, 11, 12 tại các trường, trung tâm trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo; trẻ trong độ tuổi từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Ca nhiễm Covid-19 tăng, nhiều địa phương 'đổi màu'

Nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên những ngày gần đây ghi nhận số ca F0 tăng trong khi tỉ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 thấp.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, tại Bạc Liêu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết trong ngày 30-10 tỉnh ghi nhận 404 trường hợp mắc Covid-19. Đây là số ca nhiều nhất được ghi nhận trong một ngày của tỉnh trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. 

Vì thế, từ 0h hôm nay 31/10, các địa phương: xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) đã phải "đổi màu" từ vùng vàng (cấp 2) lên vùng đỏ (cấp 4).

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều kiểm tra cơ sở hạ tầng khu cách ly, điều trị tại trường Trung học phổ thông Bạc Liêu. (Ảnh: TTXVN)

Tại Sóc Trăng, trong hai ngày 28 và 29/10, tỉnh này ghi nhận 370 ca mắc Covid-19, trong đó có 80 ca ghi nhận qua sàng lọc cộng đồng. 

Tại An Giang đã ghi nhận 10.636 trường hợp dương tính, trong đó có 1.134 ca về từ các vùng dịch. 

Tại Cần Thơ, số ca mắc mỗi ngày từ ngày 20/10 đến nay luôn tăng lên 3 con số, ngày cao nhất là 28/10 với 250 ca mắc mới.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế thực hiện test nhanh COVID-19 mẫu gộp 10 cho các F0 không triệu chứng.

Tại khu vực Tây Nguyên diễn biến dịch cũng phức tạp. Ngày 30/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch UBND xã Cư Yang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) - cho biết đã cách ly tập trung 106 người, gồm 96 học sinh, 10 giáo viên tại Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân cơ sở 2 liên quan đến 2 học sinh nghi nhiễm Covid-19.

"Tất cả học sinh được lưu lại tại trường, thầy cô giáo trực tiếp chăm sóc các cháu. Đoàn viên, dân quân tự vệ phục vụ cơm nước, hậu cần ở vòng ngoài. Xã cũng đang vận động tình nguyện viên, là mẹ của các cháu vào cách ly tập trung chung để chăm sóc vì học sinh tuổi còn nhỏ, chưa tự chăm sóc bản thân được" - ông Hùng thông tin.

Ông Nay Phi La - giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk - cho biết tỉnh Đắk Lắk đang ở cấp độ 3 khi số ca nhiễm trong cộng đồng chiếm tỉ lệ 193/100.000 dân, độ bao phủ vắc xin đang thấp. Ngành y tế Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch huy động tất cả các nhân lực, kể cả sinh viên, phòng khám tư nhân, bệnh viện tư tham gia công tác phòng chống dịch.

Ngoài ra, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đoàn bác sĩ gồm 10 cán bộ bác sĩ, nhân viên y tế, trong đó có bác sĩ CK II Trần Thanh Linh, người có kinh nghiệm trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, lên giúp công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh.

Đắk Lắk cũng đề nghị TP.HCM hỗ trợ xây dựng lắp đặt cho Bệnh viện dã chiến số 2 với công suất 1.000 giường bệnh. Dự kiến đến hết tháng 11, tỉnh sẽ đạt độ bao phủ 80% mũi 1.

Thảo Nhi. Ảnh: TTXVN phát

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm