03/04/2022 20:24 GMT+7 | Tin tức 24h
(giaidauscholar.com) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
(Tiếp tục cập nhật)
Hà Nội thêm 6.304 ca COVID-19 mới, chỉ bằng gần 20% lúc cao kỷ lục
Sở Y tế Hà Nội cuối giờ chiều 3/4 thông báo vừa ghi nhận thêm 6.304 ca COVID-19 mới trong 24 giờ qua, giảm hơn 1.100 ca so với hôm qua.
Số ca mắc mới này chỉ bằng 19,3% con số ghi nhận lúc cao điểm ngày 8/3 (32.650 ca).
Bệnh nhân COVID-19 mới phân bố tại 375 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (521); Gia Lâm (492); Ba Đình (481); Sóc Sơn (441); Hoàng Mai (324).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.496.781 ca.
Theo báo cáo từ Sở Y tế, cập nhật đến 2/4, Hà Nội có gần 183.400 ca nhiễm COVID-19 theo dõi, điều trị tại nhà (giảm gần 5.000 ca so với ngày trước đó); 156 bệnh nhân đang điều trị tại khu cách ly, 1.100 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,59% tổng ca đang theo dõi, điều trị).
Hôm qua Hà Nội báo cáo có thêm 2 ca COVID-19 tử vong. Tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27/4/2021- nay) là 1.326 người.
Về tiêm vaccine COVID-19, đến nay khoảng 90% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 3 nhắc lại.
Số mắc COVID-19 mới giảm mạnh còn 50.730 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 51.000 F0
Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/4 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới COVID-19 giảm mạnh, xuống còn 50.730 ca tại 61 tỉnh, thành; Trong ngày Thái Bình và Bắc Giang bổ sung 51.316 F0; Số ca khỏi là 74.600 nhiều hơn 24.000 so với số mắc mới.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 02/4 đến 16h ngày 03/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 50.730 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 50.730 ca ghi nhận trong nước (giảm 14.886 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 27.307 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (6.304), Yên Bái (2.604), Nghệ An (2.599), Quảng Ninh (2.522), Bắc Giang (2.503), Phú Thọ (2.435), Lào Cai (2.034), Thái Bình (1.725), Vĩnh Phúc (1.592), Tuyên Quang (1.420), Lạng Sơn (1.361), Quảng Bình (1.283), Bắc Kạn (1.112), Thái Nguyên (997), Hà Giang (968), Hà Nam (957), Sơn La (948), Bình Định (929), Cao Bằng (789), Lâm Đồng (768), Vĩnh Long (758), Hải Dương (754), Bắc Ninh (735), Hưng Yên (709), Hà Tĩnh (688), Bình Phước (674), Tây Ninh (669), Hòa Bình (591), Bình Dương (589), Lai Châu (572), Cà Mau (565), Quảng Trị (562), Thừa Thiên Huế (555), Ninh Bình (520), Bến Tre (519), Điện Biên (467), Quảng Ngãi (463), Bà Rịa - Vũng Tàu (454), Đắk Nông (437), Đà Nẵng (419), Thanh Hóa (409), Nam Định (368), Phú Yên (362), Hồ Chí Minh (347), Quảng Nam (251), Hải Phòng (247), Trà Vinh (229), Khánh Hòa (194), An Giang (136), Bình Thuận (135), Long An (128), Bạc Liêu (117), Kon Tum (88), Cần Thơ (46), Kiên Giang (44), Đồng Nai (37), Đồng Tháp (19), Ninh Thuận (9), Hậu Giang (9), Tiền Giang (3), Đắk Lắk (2).
- Ngày 03/4/2022, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 40.000 ca và Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 11.316 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-3.997), Hà Nội (-1.119), Hà Giang (-1.048).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (+144), Bình Định (+95), Bắc Giang (+64).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 75.319 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.818.328 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 99.311 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.810.591 ca, trong đó có 7.785.145 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.496.243), TP. Hồ Chí Minh (596.403), Nghệ An (400.607), Bình Dương (378.885), Hải Dương (347.115).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 74.608 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.787.962 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.973 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.460 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 228 ca
- Thở máy không xâm lấn: 61 ca
- Thở máy xâm lấn: 209 ca
- ECMO: 15 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 02/4 đến 17h30 ngày 03/4 ghi nhận 37 ca tử vong tại: Kiên Giang (4), Bạc Liêu (3), Quảng Ninh (3), Bến Tre (2), Bình Dương (2), Hà Nội (2), Hà Tĩnh (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Phú Yên (2), Sóc Trăng (2), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Nai (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 42 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.600 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Nghiên cứu, tham khảo quốc tế việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 và cho trẻ dưới 5 tuổi
Đến nay tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,7%, và mũi 3 đạt khoảng 50%. Với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8%, mũi 2 là 95%. Nghiên cứu, tham khảo quốc tế việc tiêm vaccine mũi 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi
Đến nay cả nước đã tiêm hơn 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ sử dụng đạt 100,6% số vaccine đã phân bổ 135 đợt.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,75, tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95%.
Số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.269.045 liều, trong đó mũi 1: 71.245.455 liều; Mũi 2: 69.559.953 liều ; Mũi bổ sung: 14.935.954 liều và Mũi 3: 33.527.683 liều.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.191.831 liều, trong đó mũi 1: 8.806.606 liều; Mũi 2: 8.385.225 liều.
Bộ Y tế cho biết tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine. Đồng thời nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Về phía các địa phương, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giao Sở Y tế Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5 dưới 12 tuổi. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.
Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).
Bộ Y tế nêu rõ, việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ban hành kèm theo các hướng dẫn trước đó.
Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu.
Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
Tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ từ 5- dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ...
Số ca tử vong giảm mạnh; thử nghiệm vaccine dạng xịt mũi
Số ca mắc mới trong cả nước giảm sâu từng ngày; số ca tử vong cũng đang giảm; từ tháng 4/2022, trẻ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm phòng bằng vaccine Pfizer và Moderna; Viện Pasteur Nha Trang tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 dạng xịt mũi và các thông tin về cấp hộ chiếu vaccine... là những nội dung được quan tâm trong công tác phòng, chống COVID-19 tuần qua.
Bộ Y tế ngày 2/4 cho biết, cả nước ghi nhận 37 bệnh nhân tử vong, trong đó tại Hà Nội (4 ca), Quảng Ninh, Trà Vinh (mỗi tỉnh 3 ca), các địa phương khác chỉ từ 1-2 ca tử vong trong ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 44 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 hiện nay chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng nặng hơn. Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, ngay trong đầu tháng 4/2022, sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đó có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, gồm vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.
Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ tiêm vaccine Pfizer, tiêm bắp với liều tiêm 0,2 ml. Hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Vaccine Spikevax (Moderna COVID-19 vaccine) sẽ tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, liều tiêm bằng một nửa liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), 2 mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng cũng cho biết, theo kinh nghiệm học hỏi từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5 đến 11 tuổi ít hơn so với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các phản ứng nặng càng ít gặp hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương không được chủ quan. Ba ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ suốt 24/24 giờ, tránh vận động mạnh.
Tính đến chiều 3/4, Việt Nam đã tiêm được 206.460.876 liều vaccine COVID-19, người dân có nhu cầu được cấp hộ chiếu vaccine để thuận tiện cho việc đi công tác, du lịch.
Bộ Y tế cho biết, hiện đã có 1.000 người tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, có nhu cầu hộ chiếu vaccine để đi công tác, du lịch... được cấp hộ chiếu. Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vaccine.
Theo Bộ Y tế qua thí điểm ban đầu cho thấy trình tự cấp theo quy định Bộ Y tế ban hành tháng 12/2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.
Dự kiến đầu tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho 63/63 tỉnh, thành phố và sẽ bắt đầu chính thức cấp hộ chiếu vaccine rộng rãi ngay sau đó.
Ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử. Mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài.
Bà Trịnh Thị Bích Thủy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, Viện Pasteur Nha Trang (đặt tại Khánh Hòa) cho biết, đơn vị tiếp tục tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 dạng xịt mũi dùng véc-tơ virus cúm.
Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang dự kiến tuyển 3.000 tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên, sinh sống ở hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa tham gia giai đoạn III của quá trình nghiên cứu lâm sàng vaccine phòng COVID-19 dạng phun sương xịt mũi, dùng véc-tơ virus cúm. Tình nguyện viên phải đáp ứng thêm các yêu cầu: khỏe mạnh hoặc bệnh nhẹ duy trì ổn định; tiêm liều vaccine phòng COVID-19 cuối cùng cách đây ít nhất 3 tháng; chưa từng mắc COVID-19 và sẵn sàng tuân thủ 4 lần thăm khám của nghiên cứu.
Chương trình tuyển tình nguyện viên diễn ra từ nay đến hết ngày 30/4/2022. Thời gian tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kéo dài một năm kể từ ngày phun sương xịt mũi vaccine phòng COVID-19 vào cơ thể.
“Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng I và II của vaccine phòng COVID-19 dạng phun sương xịt mũi dùng véc-tơ virus cúm đã chứng minh tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch tốt. Nghiên cứu đã được xem xét, phê duyệt của cơ quan quản lý các cấp và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học", bà Trịnh Thị Bích Thủy cho biết.
Cùng triển khai thử nghiệm phòng vaccine COVID-19 dạng phun sương xịt mũi giai đoạn III hiện có 5 quốc gia là Colombia, Philippines, Nam Phi, Indonesia và Việt Nam.
Số người mắc tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, trung bình số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận tuần qua là 81.203 ca/ngày.
Trong tháng 3/2022, số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng2...
Hơn 7,7 triệu người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh
Thông tin của Bộ Y tế cho biết, ngày 2/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 65.619 ca mắc mới, giảm 6.939 ca so với ngày trước đó tại 61 tỉnh, thành phố (trong đó có 42.193 ca trong cộng đồng);
Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 – hơn 7.000 ca, trong đó Hà Nội vẫn nhiều nhất với 7.423 ca. Cách đây khoảng 1-2 tuần, số tỉnh, thành ghi nhận ca mắc COVID-19 từ 1.000 ca/ ngày trở lên thường khoảng từ 40-45 địa phương.
Trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 81.203 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay Việt Nam có 9.716.282 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 98.279 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.708.545 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.489.939), TP. Hồ Chí Minh (596.056), Nghệ An (398.008), Bình Dương (378.296), Hải Dương (346.361).
Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh đến nay là 7.713.354 ca.
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tuần qua (với khoảng 80.000-100.000 ca mỗi ngày, tương đương với tuần cuối tháng 2 vừa qua là thời điểm trước khi số mắc bắt đầu gia tăng cao nhất).
Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 (tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2).
Ngày 2/4, số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tiếp tục giảm từ 2.541 ca (ngày 1/4 ) xuống còn 2.276 ca, trong đó: Thở ôxy qua mặt nạ: 1.770 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 218 ca; Thở máy không xâm lấn: 64 ca; Thở máy xâm lấn: 224 ca. Hiện không còn bệnh nhân nặng nào phải can thiệp ECMO
Số bệnh nhân tử vong trung bình ghi nhận trong 7 ngày qua giảm còn 44 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.563 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN)
Theo Bộ Y tế, so với tháng trước, số trường hợp tử vong giảm mạnh chỉ còn trên dưới 50 ca mỗi ngày so với gần 100 ca mỗi ngày của tháng trước.
Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;
Thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, không áp dụng theo các hướng dẫn từ các nguồn thông tin không tin cậy, chưa được kiểm chứng.
Tăng cường truyền thông về tiêm chủng và vận động đưa trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 an toàn.
Cấp cứu thần tốc cứu bệnh nhân mắc COVID-19 có dị vật đường thở phức tạp
Các bác sĩ khoa Hô hấp, Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương Thái Nguyên (thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cơ sở 2), cho biết đã cấp cứu thành công bệnh nhân mắc COVID-19 có dị vật đường thở phức tạp.
Bệnh nhân là Đ.T.N., 30 tuổi, trú tại Đại Từ, Thái Nguyên, mắc COVID-19 ngày thứ 7, tự cách ly và điều trị tại nhà. Tối 30/3, trước khi đi ngủ, N. có ngậm quả kha tử và uống thuốc ho. Đến sáng 31/3, bệnh nhân thấy khó thở, đau ngực, được gia đình đưa đến cơ sở y tế cấp cứu.
Người đàn ông này được khám và chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy có dị vật ở phế quản trái. Sau đó, N. được chuyển đến Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương Thái Nguyên.
Tại đây, ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tiến hành khám và hội chẩn chuyên khoa Hô hấp để gắp dị vật cấp cứu cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để nội soi phế quản ống mềm, gây tê để gắp dị vật
Trong quá trình nội soi, đi từ khí quản qua carina, bác sĩ phát hiện dị vật gây tắc hoàn toàn lòng phế quản gốc trái. Sau 30 phút, dị vật được lấy ra ngoài. Kết thúc quá trình làm thủ thuật, bệnh nhân không khó thở, đỡ đau ngực, các chỉ số sinh tồn ổn định.
ThS.BS.Chu Thị Thu Lan – Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khuyến cáo: Bệnh nhân khi sử dụng bất kì loại thuốc gì đều phải cẩn thận, không nên tự ý sử dụng, cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh gây sặc vào đường thở, có thể gây tổn thương phổi và nguy hiểm tính mạng.
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất