14/12/2014 12:50 GMT+7 | Âm nhạc
(giaidauscholar.com) - Khi dùng một phần tác phẩm cũ hoặc lấy cảm hứng từ chất liệu của tác phẩm cũ để làm một tác phẩm mới. Nếu những yếu tố của tác phẩm cũ bị “phai mờ” bởi sáng tạo của tác phẩm mới, trường hợp này được xem là một tác phẩm độc lập, nếu không thì đó là một tác phẩm sao chép, không có giá trị sáng tạo. Đây là trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà Luật Sở hữu trí tuệ cho phép, nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ có nhiều cơ hội để sáng tạo.
Muốn biết một tác phẩm đã “phai mờ” hay chưa, tòa án sẽ lập một hội đồng chuyên ngành để thẩm định và họ căn cứ vào kết quả của hội đồng này để làm cơ sở xét xử những vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải xin phép tác giả. Nếu không xin phép và không ghi tên tác giả của tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh, thì đó là hành vi vi phạm bản quyền. Và nếu tác phẩm không đạt yêu cầu để trở thành một tác phẩm độc lập mà chỉ là sự sao chép thì bị quy tội là ăn cắp bản quyền hay nôm na ở Việt Nam gọi là “đạo”.
* Là một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, ông có thể nói, hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc thế giới có quy định nào về sự giống nhau giữa hai tác phẩm, như ở mức độ nào, bao nhiêu phần trăm… thì được xem là sao chép lại từ một tác phẩm khác?
- Không có quy định sự giống nhau bao nhiêu phần trăm, ở Việt Nam cũng chưa có văn bản pháp luật hay nghị định hướng dẫn tiêu chí xác định sự giống nhau giữa hai tác phẩm. Tuy nhiên, việc so sánh này rất quan trọng nên các nước phát triển trên thế giới có những nguyên tắc, mà chúng ta là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phải tuân theo, như Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), nghĩa là phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu, dù muốn hoặc không.
Ở quốc tế có một nguyên tắc gọi là nguyên tắc “phai mờ”. Nghĩa là trong một tác phẩm mới (tác phẩm phái sinh), nếu những dấu ấn, đặc trưng của tác phẩm gốc bị phai mờ bởi dấu ấn cá nhân của tác giả trong tác phẩm mới, thì tác phẩm mới đó là một tác phẩm độc lập.
* Nguyên tắc “phai mờ” này thể hiện ở điều nào của Luật Sở hữu trí tuệ thế giới, hoặc nó đã áp dụng trong những vụ kiện nào?
- Không có trong Luật Sở hữu trí tuệ thế giới và cũng chẳng có điều luật nào quy định nguyên tắc “phai mờ”. Nó giản dị là một nguyên tắc được các nhà luật học, tòa án của các nước phát triển thừa nhận và áp dụng. Có thể nói trong phạm vi quốc tế, tất cả các tranh chấp có liên quan đến so sánh sự giống nhau giữa các tác phẩm thì nguyên tắc “phai mờ” đều được áp dụng.
Bình Minh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất