"Trong thời "phẳng" này thì chân dung của một dân tộc càng cần được định vị qua văn hóa. Văn hóa chính là căn cước của bất kể một dân tộc nào" - họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định trong bài viết dành cho Thể thao và Văn hóa (TTXVN).
Bản có tên Sảo Há trong thôn Khó Chớ thuộc xã Vần Chải, Đồng Văn, Hà Giang nằm vào mép khu rừng nguyên sinh. Nơi đây có thừa điều kiện để tạo dựng một khu du lịch khám phá đầy hấp dẫn.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam và kêu gọi mọi người “… giảm muối trong bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh…”.
Có hàng trăm nghề trên thế giới này để con người kiếm sống lập nghiệp. Nghề nhạc công được nghe nhạc suốt ngày, nhưng nghề bác sỹ pháp y thì cả đời không được cười. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng, nó giống như dấu lặng đơn của số phận. Nghề hướng dẫn viên được đi nhiều nhất. Thoáng nghe ai cũng ngỡ rằng, đi nhiều sướng thật.
Ngô là thức ăn của người nghèo. À mà tại sao rõ ràng xôi được chế biến ra bằng ngô là chính, chỉ thêm vào chút gạo nếp (lúa), lẽ ra, nó là một thứ xôi độn ngô mới phải. Tại sao gọi xôi ngô là xôi lúa? "Bản quyền" xôi lúa rõ ràng là của người Hà Nội rồi. Xôi lúa chính là sản phẩm được sáng tạo ra từ sự nghèo khó. Nghèo mà không hèn.
Nếu nói Tết nhất của người Việt diễn ra có tính chu kỳ thì cũng chẳng sai. Nhưng không đúng với cách hiểu chu kỳ là khoảng thời gian tương đối cố định giữa hai lần lặp lại sự kiện. Vả lại, hồi tưởng lại Tết Hà Nội từ 1954 đến nay sẽ thấy rất nhiều thay đổi.
Giữa cuộc sống xô bồ, náo nhiệt, quán trà không wifi trên tầng 3 một ngôi nhà tập thể ở phố Tông Đản, Hà Nội đã trở thành địa điểm độc lạ, được nhiều người lui tới. Không có wifi, con người dễ dàng chia sẻ, tâm sự, gắn kết với nhau.
Tôi đã rong ruổi hơn 100 dặm dài trên dòng sông Thạch Hãn vào những ngày cuối cùng của năm. Tờ lịch không dễ bóc hồn mình ra khỏi dòng, nó như có sức hút của đáy sông gắn vào vận mệnh lịch sử của nước Việt Nam. Sông này là "nhân chứng" của hàng vạn tấn bom, hạng ngàn chiến sĩ vô danh ngã xuống cho ngày hòa bình.
Không biết câu tục ngữ “Con sâu làm rầu nồi canh” có từ bao giờ và bắt nguồn từ nơi đâu? “Rầu” là gì? Mở từ điển thì được giải thích: “Rầu là héo hon trong lòng”…
Đi dạo ở Hồ Gươm, chuyện thường xuyên. Ăn kem ở Hồ Gươm, điều chẳng hiếm. Đọc báo ở Hồ Gươm, dường như chỉ người già. Tập thể dục ở Hồ Gươm, xưa nay vẫn thế. Riêng đọc sách ở Hồ Gươm thì vô cùng hiếm.
Hiện nay nhiều điểm du lịch của nước ta, như ở Hải Phòng, Đà Lạt… cũng bắt chước tên gọi Tuyệt Tình Cốc. Tiếc thay, thực tế, ở một vài nơi, ngoài những bức ảnh hở hang được lan truyền, ta không thấy có câu chuyện tình đẹp đẽ cảm động nào gắn với những địa điểm du lịch đó.
Mùa cúc họa mi thì không thể nào không nhắc đến phong trào “cuồng” cúc họa mi. Giới trẻ và cả giới không còn trẻ lao xao rủ nhau hẹn hò ra Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu... để chụp ảnh.
Chi tiết các vụ "giết khỉ" ở Sơn La, Hà Tĩnh còn đang được điều tra xác minh. Nhưng ngần ấy cũng đủ khiến ta phải đặt câu hỏi thay cho loài khỉ: "sống chung với loài người khó thế chăng"?
Ông cha ta có câu “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói về cái việc học đầu đời của mỗi con người. Nhờ được "học ăn, học nói, học gói, học mở" ngay từ thuở ấu thơ nên con người đã hình thành nên nhân cách, hiểu được cách ứng xử trong cuộc đời. Nhưng sao chỉ có học ăn, học nói, học gói, học mở mà không có “học đi”?