(giaidauscholar.com) - Sau gần 7 năm, được Công ty cổ phần Thanh Hà phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang “cứu chữa”, chăm sóc, đến nay cây đa Tân Trào lịch sử đã hồi sinh rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào, hiện đã phát triển thành hai cụm rễ mới, đường kính mỗi cụm rễ 80-90 cm, với nhiều cành lá xanh tốt, xum xuê.
Cây đa Tân Trào là biểu tượng của cách mạng Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến và là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang. Cây đa đã đi vào thơ, vào nhạc và “ăn sâu” vào trong tâm tưởng người dân Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
Ông Trần Văn Rào, 80 tuổi, thôn Cả, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) chia sẻ: "Cây đa Tân Trào lịch sử có từ rất lâu (khoảng hơn 300 năm), do vậy hình ảnh cây đa đã in sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân Tân Trào. Người dân chúng tôi ai cũng coi cây đa là biểu tượng và là niềm tự hào nên rất có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây đa Tân Trào".
Chị Lành Thị Kiên, hướng dẫn viên du lịch - Ban Quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cho biết: Cây đa Tân Trào gắn liền với những sự kiện trọng đại của đất nước. Dưới gốc đa này, chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội...
Cán bộ Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào phun chế phẩm sinh học chăm sóc cây đa Tân Trào. Ảnh: Quang Đán - TTXVN
Cũng theo chị Kiên, cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân trong vùng quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Năm 1993, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ, còn cây “đa bà” do quy luật “sinh tử” có dấu hiệu của sự già cỗi, lá nhỏ, vàng và một số ngọn nhỏ bị chết. Đặc biệt, từ năm 2005 - 2007, cây có nhiều cành đường kính từ 30 - 80 cm bị gãy, chết khô... Đến đầu năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng...
Trước tình hình trên, năm 2008, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức “Hội thảo khoa học phục hồi cây đa Tân Trào” với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý lâm nghiệp, di sản văn hóa và sinh vật cảnh trong nước. Mặc dù có rất nhiều phương án được đưa ra tại hội thảo như thay thế cây đa mới, cấy ghép sinh học, phục hồi bằng giải pháp sinh học kết hợp thay thế... tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý chưa thể lựa chọn được phương án cuối cùng.
Đúng lúc khó khăn đó, Công ty cổ phần Thanh Hà đã đứng ra xin được “cứu chữa” cây đa Tân Trào. UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Tổ công tác theo dõi, giám sát quá trình chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa.
Theo đó, UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Sơn Dương, Bảo tàng Tân Trào - ATK căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Công ty cổ phần Thanh Hà thực hiện các biện pháp chăm sóc phục hồi sinh trưởng của cây đa; kịp thời chỉ đạo các vấn đề phát sinh theo đề nghị của Tổ công tác cũng như Công ty cổ phần Thanh Hà trong quá trình theo dõi chăm sóc cây đa.
Theo Tổ công tác theo dõi, giám sát quá trình chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào, từ năm 2008 - 2010, cây đa Tân Trào đã trải qua quá trình chăm sóc, “cứu chữa” đặc biệt như Công ty cổ phần Thanh Hà phun các chế phẩm sinh học KH, AN, NH lên toàn bộ tán lá, thân và rễ đa theo định kỳ, trước là 21 ngày/lần, sau tăng lên 7 ngày/lần. Cùng thời gian đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chiết thành công 21 trong tổng số 26 cành để lưu giữ nguồn gen và một phần để tạo rễ ngay trên cây.
Ngoài ra, để bảo tồn phần gốc, thân chính cây đa đã bị chết và có nguy cơ đổ, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án đầu tư biện pháp kỹ thuật để chống đổ, chống đỡ phần thân cây đang còn sống và bảo tồn nguyên trạng phần gốc không còn sống của cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bê tông, cột đỡ bằng thép ống D250 mm ngoài bọc vật liệu tổng hợp giả thân cây, liên kết với thân cây bằng đai thép…
Sau nhiều năm “cứu chữa” và chăm sóc, đến nay cây đa Tân Trào lịch sử đã hồi sinh rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào (cây đa bà) đến nay đã phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90 cm; diện tích tán lá rộng khoảng 30 – 40m2. Còn cây “đa ông” sau khi bị bão thổi đổ chỉ còn một nhánh nhỏ, đến nay cũng đã “hồi sinh” và phát triển thành cụm cây mới gồm 4 gốc xanh tốt.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cho biết: Việc cây đa Tân Trào lịch sử “hồi sinh” trở lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi cây đa không chỉ là biểu tượng cách mạng, biểu tượng của Thủ đô kháng chiến mà hình ảnh cây đa Tân Trào đã "ăn sâu" vào trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam.
Cũng theo bà Nhung, hiện cây đa Tân Trào lịch sử đã được Công ty cổ phần Thanh Hà và các cơ quan chức năng bàn giao cho Ban Quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào chăm sóc, bảo vệ.
Để đảm bảo cho cây đa Tân Trào lịch sử phát triển tốt nhất, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cử cán bộ tiến hành tưới nước hàng ngày và bón chế phẩm cho cành, lá vào thứ hai hàng tuần. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng thường xuyên tuyên truyền đến người dân để mọi người cùng có ý thức bảo vệ cây đa Tân Trào lịch sử.
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 20/5, khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống giữa bối cảnh giới đầu tư lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ và khả năng đạt được lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Ngày 20/5, Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia (NDRRMC) của Philippines cho biết lũ lụt đã ảnh hưởng đến gần 200.000 người ở tỉnh Maguindanao del Sur, miền Nam nước này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025.
Sáng 15/6, Giải đi bộ - chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức khởi tranh tại đại lộ Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM. Đây là lần đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức một sự kiện thể thao quy mô lớn gắn với Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Với việc Tottenham đã thắng cả 3 lần đối đầu MU mùa này, đội bóng của Ruben Amorim cần một màn trình diễn đỉnh cao để có trận thắng đầu tiên. Dưới đây là 3 cuộc đối đầu then chốt có khả năng định đoạt kết quả trận chung kết Europa League mùa này.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/5, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa.
Trận chung kết Europa League giữa MU và Tottenham sẽ rất khó lường khi đây là lần đối đầu thứ 4 giữa 2 đội mùa này. “Quá tam ba bận”, rất có thể lần này MU sẽ đổi vận thành công để cứu vãn mùa giải thảm họa.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) sẽ phải cắt giảm từ 3.000-4.000 vị trí làm việc trên toàn thế giới do gặp khó khăn về ngân sách hoạt động.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/5 đã công bố chính sách y tế mới, theo đó các mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường hằng năm dành cho người lớn và trẻ em khỏe mạnh sẽ không còn được phê duyệt thường xuyên.
Hơn 20 năm đến với âm nhạc, Nguyễn Hồng Thuận từ một người đạp xe cọc cạch tìm cách giới thiệu các bài hát của mình, nay đã trở thành một nhạc sĩ có rất nhiều bài hit được đông đảo khán giả đón nhận, đặc biệt là giới trẻ.
Kevin de Bruyne, một trong những tiền vệ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Anh, đang bước vào những ngày cuối cùng trong màu áo Man City. Sau 1 thập kỷ cống hiến, với 19 danh hiệu, 108 bàn thắng và 173 đường kiến tạo, cầu thủ người Bỉ chuẩn bị nói lời tạm biệt với sân Etihad.
Mark Twain là người hiếm khi chấp nhận những ý kiến bất đồng. Trong hơn 20 cuốn sách ông viết, Twain đã thể hiện trí tuệ, sự tận tụy và nhạy bén đặc biệt.
Phim tài liệu "Mưa lửa" do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, kể lại hành trình của 33 "anh trai vượt ngàn chông gai" từ lúc gặp nhau ở cuộc thi và kết hợp trong sự bất bình, cãi vã, nhưng biết dẹp bỏ cái tôi để có những màn trình diễn thăng hoa, bùng nổ.