25/11/2023 07:58 GMT+7 | Giải trí
Khi nhắc đến những tác phẩm của đạo diễn Dương Khiết, điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến chắc hẳn phải là Tây du ký phiên bản năm 1986.
Tuy nhiên, đạo diễn Dương Khiết không chỉ gắn tên tuổi với Tây du ký mà bà còn gây tiếng vang với tác phẩm điện ảnh, truyền hình kinh điển như Tế Điên Hòa Thượng (1990), Minh Thái Tổ (1993).
Tây du ký (1986)
Song phiên bản Tây du ký năm 1986 là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số tất cả các dự án điện ảnh và truyền hình của đạo diễn Dương Khiết.
Nhưng cần phải nhắc lại rằng, để có được thành công của phiên bản phim này, đạo diễn Dương Khiết đã phải trải qua muôn vàn khó khăn trong quá trình làm phim.
Tây du ký là một trong tứ đại kiệt tác của Trung Quốc, nhưng Nhật Bản mới là nước khởi quay đầu tiên.
Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) lập tức triệu tập mọi người để thảo luận về việc làm một phiên bảnTây du ký.
Khi được lãnh đạo CCTV giao vai trò đạo diễn cho dự án này, Dương Khiết rất vui mừng và lập tức đồng ý. Tuy nhiên, kể từ khi phim khởi quay, bà phải giải quyết rất nhiều khó khăn.
Đầu tiên là địa điểm quay phim và các vấn đề tuyển diễn viên, sau đó là những cảnh quay cần thiết cho bộ phim. Dương Khiết cùng đoàn đi quay phim ở nhiều nơi.
Đối với những vai diễn như Hằng Nga và Nữ nhi quốc trong phim, Dương Khiết đã tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm diễn viên phù hợp với vai diễn.
Ngoài ra, khi quay phim, Trung Quốc còn chưa quen với những hiệu ứng đặc biệt của phim điện ảnh và phim truyền hình, thậm chí có thể nói là hoàn toàn chưa có gì.
Tuy nhiên, có nhiều chỗ trong phim cần đến hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như có nhiều cảnh các nhân vật bay vút lên mây, hoặc thay đổi kích thước khiến đoàn làm phim rất đau đầu.
Để giải quyết vấn đề này, đoàn làm phim cuối cùng đã quyết định sang nước khác để học công nghệ này.
Có điều, khi vấn đề về hiệu ứng đặc biệt đã được giải quyết thì những chuyện khác lại nảy sinh.
Lúc đó, ngoài công nghệ hiệu ứng đặc biệt, công nghệ kéo dây của Trung Quốc chưa tốt.
Cụ thể, trong phim có nhiều cảnh quay cần phải kéo dây nên trong quá trình quay phim và, các diễn viên thường bị rơi khi treo người dây.
Trong số đó, Lục Tiểu Linh Đồng, nam diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không, là người thường xuyên bị ngã nhất, thậm chí có lần bị gãy xương sườn, Dương Khiết rất lo lắng khi gặp phải những tình huống như vậy.
Song vượt qua tất cả những khó khăn, gian nan và thử thách trong quá trình quay phim, kể cả việc gặp khó khăn về tài chính, Tây du ký đã hoàn thành trong 6 năm thực hiện - bắt đầu từ năm 1982 và kết thúc vào năm 1988.
Ở thời điểm phim phát sóng, Tây du ký đã đạt tỷ suất khán giả trung bình là 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100.
Thêm nữa, vào năm 2008, phim đã được bình chọn là một trong 30 bộ phim có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc.
Cũng theo một thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2014, bộ phim đã được chiếu lại hơn 3.000 lần bởi các đài truyền hình tại Trung Quốc (chưa kể những lần phát lại ở các quốc gia khác).
Minh Thái Tổ (1993)
Tác phẩm này nổi bật trong số rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình về Chu Nguyên Chương với lối kể chuyện thật.
Dương Khiết đã suy nghĩ rất nhiều khi tuyển diễn viên cho bộ phim truyền hình này, ngoài ra, trong quá trình quay phim, bà đã cố gắng làm cho hình ảnh của Chu Nguyên Chương trở nên sống động hơn trong tâm trí khán giả nhiều nhất có thể.
Chu Nguyên Chương (1328-1398) là vị Hoàng đế khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398.
Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ chi trị. Ông được xem như là một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.
Tuy nhiên, đạo diễn Dương Khiết không chỉ chú trọng mô tả những khía cạnh đó của Minh Thái Tổ mà bà còn kể về mối quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu Mã.
Ngoài ra, để phim có tính chân thực, đạo diễn đã quay tất cả các cảnh trong phim bằng cảnh thật, đặc biệt là cảnh chiến trường. Đó là một trong những lý do khiến bộ phim truyền hình này thu hút khán giả.
Tư Mã Thiên (1997)
Về khâu casting, đạo diễn Dương Khiết vẫn khắt khe và tận tâm. Bà đã phải trải qua vô số vòng sàng lọc mới tìm được Câu Vịnh Lực để đóng Tư Mã Thiên.
Dương Khiết gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quay bộ phim truyền hình này, người ta kể rằng trong quá trình quay phim, Dương Khiết đã bị lừa khi đi vay tiền do khó khăn về tài chính, một số diễn viên cũng bỏ đóng phim.
Nhưng cuối cùng bà đã vượt qua những khó khăn này và hoàn thành việc quay phim.
Tư Mã Thiên cũng đạt được thành tích xuất sắc và trở thành tác phẩm kinh điển trong tâm trí nhiều người.
Tư Mã Thiên, biểu tự Tử Trường, là nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán. Ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Quốc với bộ Sử ký - một bộ thông sử Trung Quốc viết theo phong cách Thể kỷ truyện.
Hậu Tây du ký (2000)
Tiếp đó, đạo diễn Dương Khiết làm Hậu Tây du ký vào năm 2000.
Khi Dương Khiết đạo diễn Tây du ký phiên bản năm 1986, toàn bộ cốt truyện đã không được quay vì lý do tài chính, điều này cũng để lại trong lòng bà rất nhiều tiếc nuối.
Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Dương Khiết quyết định bù đắp những tiếc nuối trong quá khứ và quay lại những việc còn dang dở.
Khi quay Hậu Tây du ký, bà đã chú ý nhiều hơn đến những thay đổi tâm lý và quá trình trưởng thành của tứ sư đệ Đường Tăng, để khán giả có thể cảm nhận được nhiều hơn những cảm xúc nội tâm của các nhân vật.
Khi phát sóng Tây du ký phần tiếp theo, phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả.
Tuy nhiên, một số diễn viên đã bị thay đổi, chẳng hạn như: diễn viên đóng Trư Bát Giới và Sa Tăng.
Dù hiện tại đạo diễn Dương Khiết đã qua đời (hồi năm 2017) nhưng những tác phẩm truyền hình kinh điển do bà đạo diễn vẫn còn đọng lại trong lòng khán giả.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất