29/12/2010 14:33 GMT+7 | Âm nhạc
Với nhiều lập luận được đưa ra những người yêu mến nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) đều khẳng định ĐCTT xứng đáng được tôn vinh, có được vị trí trang trọng trong nền âm nhạc dân tộc cũng như cả nhân loại.
ĐCTT “gốc” là vậy nên nghệ nhân Tấn Nhì cũng bày tỏ sự quan ngại về những bất cập của ĐCTT hiện nay: biến ĐCTT từ loại nhạc thính phòng thành loại hình biểu diễn sân khấu, “lễ nghi” hóa ĐCTT với những quy định cầu kỳ về trang phục, sự xâm lấn của nhạc cụ điện trong dàn nhạc ĐCTT, sự rơi rụng các bài bản... Mặc dù thời gian qua phong trào ĐCTT phát triển sôi nổi khắp miền Nam, tỉnh nào cũng tổ chức liên hoan ĐCTT, địa phương nào cũng có CLB, đội nhóm ĐCTT nhưng đây chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng khi đa phần các CLB ĐCTT đều bị “cải lương hóa”: họ chơi và ca bài bản cải lương nhiều hơn là bài bản tài tử; hiếm khi chơi trọn vẹn một bài bản tài tử (có những bản nếu chơi đủ thì phải hơn 30 phút mới hết); và gần như không ai nắm được 20 bài bản Tổ... Nếu không bảo vệ đúng cách thì ĐCTT có nguy cơ bị biến dạng.
Cuối tháng 3/2011, chúng ta đã phải hoàn tất hồ sơ trình lên UNESCO để công nhận ĐCTT là di sản phi vật thể của nhân loại. GS.TS Nguyễn Thuyết Phong lưu ý trước “ngưỡng” UNESCO: “Chúng ta cần phải khôn ngoan, và nhất là không được vội vàng, hay chỉ là vì cái danh”...Ninh Lộc
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất