13/01/2011 11:46 GMT+7 | Âm nhạc
Ông cho rằng, nếu đề cử sớm hơn ĐCTT sẽ khó đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của công ước UNESCO 2003 về Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Triển vọng được vinh danhGS-TS Trần Văn Khê phân tích: “Theo công ước 2003 thì di sản cần phải có bề dày lịch sử, tư liệu phải dồi dào, hồ sơ cũng dày hơn, nhưng ĐCTT chỉ mới ra đời hơn 100 năm, vẫn còn quá... trẻ, nên rất khó so với những nghệ thuật hàng trăm năm tuổi. Nhưng theo công ước 2008 về Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì các yêu cầu đã bớt khắt khe. Trong đó ĐCTT lại đáp ứng được yêu cầu nổi bật là tính cộng đồng khi nó lan tỏa rất mạnh, sống rất khỏe trong dân gian, và không chỉ người miền Nam mà người miền Bắc, miền Trung cũng dành tình cảm cho ĐCTT”.
“Mấy chục năm trước chỉ nghe qua đĩa mà UNESCO đã công nhận giá trị của ĐCTT rồi thì không cớ gì hôm nay với đầy đủ tài liệu được làm bài bản hơn, giới thiệu những cái hay hơn họ lại không chấp nhận chứ”, GS-TS Trần Văn Khê hóm hỉnh nói.
Triển vọng là có thực, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ĐCTT đang thực sự phát triển. Nhiều ý kiến đã đề cập đến sự thiếu hụt lực lượng kế thừa khi những danh cầm, nghệ nhân có thể đờn và ca được 20 bài bản Tổ giờ còn lại không mấy người mà cũng đã ở cái tuổi xưa nay hiếm. Đáng lo hơn là ĐCTT ngày càng xa rời với bản chất của nó. Đã hiếm rồi những cuộc chơi tao nhã của những tâm hồn hòa hợp, dùng tiếng đờn lời ca để tìm bạn tri âm không vụ lợi, ĐCTT hiện nay đường hoàng lên sân khấu, và cũng gắn liền với những nhà hàng, quán nhậu, khu du lịch... nơi người ta vật lộn với công cuộc mưu sinh chứ không phải chỉ để “chơi”.
Nhạc sư Vĩnh Bảo (95 tuổi), người suốt đời gắn bó với ĐCTT, chia sẻ: “Có được công nhận hay không là chuyện của UNESCO. Còn chuyện của chúng ta là làm như thế nào để giữ được cái vốn quý này, phải giữ và truyền được cái hồn, cái bản chất đúng nghĩa của ĐCTT cho thế hệ sau. Chúng ta phải tự làm, đừng chờ đợi ai giúp cả...”.Đã tới lượt miền Nam
“Tính đến nay, Việt Nam đã có nhiều di sản được UNESCO vinh danh, nhưng hầu hết các di sản này đều thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung, trong khi miền Nam không có một đại diện nào. Đây là một thiếu sót khi hình ảnh Việt Nam, đời sống Việt Nam không được phản ánh cân bằng với bạn bè thế giới, dễ tạo nên cái nhìn không đồng đều về một đất nước thống nhất...”, ông Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban UNESCO Việt Nam phát biểu.
Hình thành từ cuối thế kỷ 19, ĐCTT phản ánh rõ nét đời sống, tâm tư, tình cảm của người miền Nam. Đó là sản phẩm của sự giao thoa giữa dòng nhạc cung đình - dòng nhạc đã theo chân các nhạc quan chạy vào Nam theo phong trào Cần Vương - cùng dòng nhạc dân gian nảy sinh trên vùng đất mới trong quá trình đi khai hoang mở cõi. Do đó, nó là “tiếng lòng” của những người ly hương cất lên để giải tỏa nỗi lòng, để tìm bạn tri âm nơi “rừng thiêng nước độc” vì thế cũng buồn da diết mà điệu thức “Oán” là một điển hình, chỉ duy nhất có ở cổ nhạc Nam Bộ. Trên vùng đất mới rất cần sự tương thân tương ái, gắn kết lẫn nhau, vì vậy mà ĐCTT cũng “bình đẳng” hơn hẳn so với ca trù chỉ dành cho bậc trí thức, nhã nhạc chỉ phục vụ cho tầng lớp quý tộc...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất