15/03/2016 07:11 GMT+7 | Phim
(giaidauscholar.com) - Áp lực từ việc phải chạy đua sản xuất, áp lực từ yêu cầu của khán giả ngày càng cao hơn, yêu cầu những cảnh quay mạo hiểm phải như thật khiến cho nghề làm điện ảnh - truyền hình tại Việt Nam bắt đầu có nhiều rủi ro hơn trước.
Tai nạn trên phim trường tăng
Năm ngoái, nam ca sĩ Lý Hải đã bị tại nạn xe máy, rạn xương sườn khi quay cảnh rượt đuổi tốc độ cao khi làm phim Lật mặt. Năm nay, Trương Ngọc Ánh cũng bầm dập trên phim trường Truy sát khi thực hiện cảnh hành động.
Còn những phim có võ thuật trước đó nhưDòng máu anh hùng, Thiên mệnh anh hùng, Lửa Phật, Máu rồng... diễn viên gặp tai nạn bong gân, rạn xương, trật xương khi thực hiện các pha võ thuật là chuyện cơm bữa.
Nữ diễn viên Ngô Thanh Vân để được gọi là “đả nữ” đã không biết bao lần phải đổ máu trên phim trường. Có thể nói 99,9% các phim có yếu tố hành động đều xảy ra tai nạn tại phim trường, nhưng điều đó cũng là chuyện bình thường trên phim trường.
Tuy nhiên, cũng đã có một số tai nạn nghề nghiệp hy hữu xảy ra. Vụ cháy nổ, sập nhà với cái chết đau lòng của chuyên gia khói lửa Lê Minh Phương là vụ việc gây chấn động làng điện ảnh năm 2013. Nguyên nhân được xác định là trong nhà Minh Phương chứa chất nổ, khi điện chập đã gây tai họa.
Hôm qua, tin anh Quốc Hương, một thành viên thuộc ê-kíp quay của chương trình Cuộc đua kỳ thú 2016 qua đời tại Australia do tai nạn máy bay cũng là trường hợp “sinh nghề tử nghiệp” hy hữu. Theo thông tin từ nhà sản xuất chương trình này, anh Hương đã lên một chiếc máy bay hạng nhẹ này để luyện tập, thử máy quay. Chiếc máy bay có thể đã bị tai nạn khi bị cuốn vào một cơn lốc bụi.
Dù mức độ tai nạn trên trường quay chưa nhiều đến mức đáng báo động, đã xuất hiện những trường hợp “sinh nghề tử nghiệp” hy hữu như trên. Nhưng với tốc độ phát triển của điện ảnh – truyền hình Việt như hiện nay, cũng nên đặt vấn đề về bảo hiểm cho người làm nghề.
Bảo hiểm là... xa xỉ
Theo khảo sát của phóng viên Thể thao & Văn hóa, phần lớn dự toán kinh phí của các đoàn làm phim, ê kíp sản xuất truyền hình không có khoản dành cho bảo hiểm rủi ro khi làm phim. Nếu có thì cũng chỉ là khoản bảo hiểm thông thường trên hợp đồng lao động. Nếu xảy ra tai nạn thì phần lớn là tự dàn xếp giữa đôi bên.
Đạo diễn Bá Vũ cho biết: “Tôi toàn làm phim đề tài xã hội không có gì nguy hiểm nên đoàn làm phim của chúng tôi không mua bảo hiểm. Mà theo tôi biết ít đoàn có bảo hiểm lắm vì kinh phí sản xuất vốn đã eo hẹp rồi. Khi có chuyện gì xảy ra thì thường xử lý theo cách “đóng cửa bảo nhau”. Nhưng với phim hành động chắc phải có bảo hiểm”.
Trao đổi với Thể thao & Văn hóa, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, người chuyên làm phim chiến tranh có nhiều cảnh cháy nổ cho biết: “Thời gian quay Thầu Chín ở Xiêm tại Thái Lan, giai đoạn đất nước này có bất ổn chính trị, các thành phần trong đoàn làm phim chúng tôi đều được mua bảo hiểm khá cao. Còn lại, nếu làm phim trong điều kiện bình thường hiếm đoàn nào có kinh phí dành cho bảo hiểm”.
Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất