Giá dầu thô có nguy cơ tăng mạnh trước cuộc chiến tranh ở Syria

29/08/2013 14:35 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Giá dầu thô từng đạt tới mức kỷ lục 145 USD/thùng năm 2008 có thể sẽ trở lại kéo theo những quan ngại về sự thâm hụt của một số nền kinh tế trong bối cảnh Mỹ và phương Tây sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria.

Thị trường dầu mỏ trên thế giới có chiều hướng cắt giảm nhu cầu dầu thô trong năm tới nhưng trước khả năng Mỹ và phương Tây can thiệp quân sự vào Syria, đánh bom khiến hàng chục người chết mỗi ngày ở Iraq và khả năng vận chuyển qua kênh đào Suez của Ai Cập có thể bị gián đoạn do chiến tranh sẽ khiến giá dầu trở lại mức kỷ lục ngay trong năm nay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent đạt mức trung bình hơn 100 USD/thùng. Hàng chục thành viên OPEC chủ yếu là những nhà sản xuất dầu thô lớn ở vùng Vịnh đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ những sự quan ngại về khả năng chiến tranh xảy ra trong khu vực. Cùng với đó là sự trở lại của bảo hiểm rủi ro dầu thôi, mỗi 10 đến 15 USD/thùng trong trường hợp nguồn cung cấp cho các khách hàng có thể sẽ bị gián đoạn.

Nếu tình hình tại Syria tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô hoàn toàn có thể sẽ vượt mốc 145 USD/thùng như ở thời điểm năm 2008.

Giám đốc ngân hàng trung ương Oman ông Hamood Sangour Al Zadjali cho biết Oman đang có những nỗ lực để đem lại giá dầu thô ở mức ổn định trong khu vực. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng giá dầu thô càng tăng cao thì các nước như Oman càng được hưởng lợi bởi dầu thô là một trong những nguồn thu ngân sách chủ yếu của các nước vùng Vịnh. Oman nằm gần eo biển Hormuz hiện luôn duy trì sản lượng khoảng 935.000 thùng dầu mỗi ngày.

Trong khi nhà sản xuất dầu ở vùng Trung Đông và vùng Vịnh càng thu lợi từ giá dầu tăng kỷ lục thì nhưng nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ như Indonesia, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ là một những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi giá dầu thôi. Giá dầu tăng cao sẽ gây nên lạm phát tăng vọt do chi phí nhập khẩu các nguồn năng lượng cũng sẽ gia tăng.

Còn quá sớm để nói về một cuộc khủng hoảng như những gì đã diễn ra ở châu Á năm 1997-1998 nhưng rõ ràng những xung đột Trung Đông, chiến tranh kéo dài sẽ chỉ làm lợi những nhà buôn vũ khí, những quốc gia xuất khẩu dầu. Còn lại những nền kinh tế nhỏ phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Nguyễn Hồng Đăng
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm