(TT&VH) - Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tấm vải liệm đầu tiên ở Jerusalem có niên đại từ thời Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự và phát hiện này làm tăng thêm sự nghi ngờ về tính xác thực của tấm vải liệm thành Turin.
Tấm vải liệm của một người đàn ông được tìm thấy trong căn phòng bịt kín trong một chiếc hang ở thung lũng Hinnom ở Jerusalem
Trước đây, nhiều tấm vải liệm cổ của niên đại nói trên đã được tìm thấy ở Đất Thánh, nhưng chưa bao giờ được tìm thấy ở Jerusalem. Các nhà nghiên cứu nói rằng cách dệt và mẫu mã của tấm vải liệm được tìm thấy trong một hang mai táng gần khu vực thành phố cổ ở Jerusalem khác hẳn với tấm vải liệm thành Turin. Các xét nghiệm bằng carbon đồng vị phóng xạ và nhiều đồ tạo tác tìm thấy trong hang cho thấy tấm vải niệm Jerusalem có niên đại cùng thời Chúa Jesus qua đời. Tấm vải liệm này được dệt hai chiều đơn giản chứ không phải dệt chéo như tấm vải liệm thành Turin và các chuyên gia nói rằng cách dệt đó được áp dụng khoảng 1.000 năm sau thời Chúa Jesus sống.
Thay vì chỉ là một miếng vải như tấm vải liệm nổi tiếng ở Turin, tấm vải liệm Jerusalem được ghép bằng nhiều mảnh, trong đó có một mảnh riêng để che đầu. Giáo sư Shimon Gibson, nhà khảo cổ đã phát hiện ra ngôi mộ, nói rằng các tài liệu cổ và những tấm vải liệm cùng thời ở nhiều khu vực khác cũng có những đặc điểm như tấm vải liệm Jerusalem.
Căn phòng bịt kín – nơi tìm thấy tấm vải liệm Jerusaelm
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về tấm vải liệm thành Turin vẫn chưa chấm dứt. Tháng trước, Barbara Frale - một nhà nghiên cứu của Vatican khẳng định bà đã tìm thấy dòng chữ “Jesus Nazarene” trên tấm vải liệm và cho rằng tấm vải lanh này đã bọc cơ thể Chúa Jesus. Frale nói phân tích bằng máy tính các bức ảnh của tấm vải liệm cho thấy dòng chữ đó được viết rất mờ bằng tiếng Hy Lạp, Aramaic và Latin và qua đó chứng thực về tính xác thực của nó. Thế nhưng, tấm vải liệm bọc thi hài có niên đại từ thời Chúa Jesus được tìm thấy ở Jerusalem lại cho thấy một phương hướng hoàn toàn khác. Tấm vải được các nhà khảo cổ thuộc trường ĐHTH Hebrew và Viện Nghiên cứu Albright (đều ở Jerusalem) tìm thấy quanh di hài của một người đàn ông trong căn phòng được bịt kín trong hang mai táng ở Thung lũng Hinnom hướng về thành phố cổ. Các xét nghiệm AND cho thấy người đàn ông này bị bệnh phong và lao và nhiều khả năng đó là lý do khiến chiếc hang mai táng này bị bịt kín – việc này giúp bảo tồn được tấm vải liệm và thậm chí cả tóc của người đàn ông trong suốt 2.000 năm qua.
Giáo sư Gibson nói rằng, tấm vải liệm thành Turin không ăn khớp với những gì được biết đến về các cách mai táng ở Palestine trong thế kỷ thứ 1, và giờ đây chúng đã được khẳng định qua tấm vải liệm Jerusalem. “Cách dệt vải chéo chỉ xuất hiện ở Palestine từ thời Trung cổ, vì vậy chúng tôi có thể khẳng định rằng tấm vải liệm thành Turin có niên đại từ thời Trung cổ. Nhưng tấm vải liệm Jerusalem lại cho thấy một cách dệt vải khác và qua đó lại càng làm tăng tính nghi ngờ về tấm vải thành Turin. Tấm vải liệm mà chúng tôi tìm thấy có một miếng riêng để bọc thi hài và che đầu – một cách mai táng rất phổ biến và quan trọng trong thời đó vì khi đưa ai đó đi chôn người ta thường bọc đầu nhưng che mặt bằng một miếng vải khác nhằm đề phòng trường hợp người đó còn sống tỉnh lại, sẽ thổi miếng vải che mặt và kêu cứu. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong thời cổ vì họ không có các phương tiện y tế như ngày nay. Nhiều tài liệu Do Thái đề cập đến những trường hợp đã tỉnh lại sau khi chôn và họ đã sống thêm được nhiều năm sau đó”, Gibson cho biết.
Thời đó còn có phong tục gia đình tới thăm mộ người chết ba ngày sau khi chôn để kiểm tra xem người thân của họ đúng là đã khuất hay chưa. Theo giáo sư Gibson thì đây rất có thể là nguồn gốc của câu chuyện trong sách Phúc âm nói về các môn đệ của Chúa đã tới thăm ngôi mộ của ông ba ngày sau khi Chúa bị đóng đinh và họ thấy ngôi mộ rỗng không.
Thung lũng Hinnom, nơi tìm thấy tấm vải liệm Jerusalem, từ lâu đã gắn với sự chết chóc và sách Phúc âm của Thánh Matthew gọi đây là “Akeldama” hay là “cánh đồng máu”. Nơi này có những ngôi mộ từ thời La Mã nằm rải rác trong các hang đá. Trong thời cổ đại, các bộ lạc ngoại giáo đã thiêu sống trẻ em làm vật tế cho thần Moloch. Người Israel cổ gọi thung lũng này là Gehinnom – tiếng Do Thái có nghĩa là “địa ngục”.
Carlos Alcaraz hay Jannik Sinner? Tay vợt Tây Ban Nha đầy biểu cảm hay người đàn ông lạnh lùng nước Ý? Một trong những cặp kỳ phùng địch thủ mới của quần vợt đang hình thành. Quan điểm của ký giả Matthew Lambwell trên Daily Mail.
Tối ngày 12/7, sự kiện LION Championship 24 đã diễn ta tại nhà thi đấu Tây Hồ (Hà Nội) khép lại với nhiều cảm xúc, khi các võ sĩ Việt Nam giành chiến thắng thuyết phục trước các đối thủ đến từ Trung Quốc và Campuchia. Trong đó, trận MMA Duo giữa Hà Thế Anh – Nguyễn Thành Thoan và cặp Trương Yến Long – Giả Diên Tần (Trung Quốc) trở thành tâm điểm với màn trình diễn vượt trội của các võ sĩ chủ nhà.
XSMB 13/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 13/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên giaidauscholar.com.
Sáng 13/7/2025, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp; Tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Link xem trực tiếp Sinner vs Alcaraz (22h30, 13/7) - giaidauscholar.com cập nhật link xem trực tiếp trận Sinner vs Alcaraz thuộc chung kết đơn nam Wimbledon 202
Tin chuyển nhượng hôm nay 13/7: Man Utd sẵn sàng chi 69 triệu bảng để chiêu mộ Gyokeres; Real Madrid chính thức chiêu mộ tài năng trẻ Rachad Fettal từ Almeria.
Trong Nhà Trắng, Tổng thống Trump đang ở trạng thái hứng khởi. "Tuyệt vời", ông nói. "Ông ấy giống như một đứa trẻ vừa thức dậy vào sáng Giáng sinh và nhìn thấy những món đồ chơi dưới gốc cây. Và sự nhiệt huyết đó thực sự rất cuốn hút, tôi phải nói thế."
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.
Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) vừa thông báo dự án uranium tự nhiên lớn nhất nước này đã xuất xưởng lô sản phẩm đầu tiên, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong ngành khai thác uranium theo hướng bền vững và thông minh tại Trung Quốc.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.