05/11/2015 13:25 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Hồi tháng Bảy mới đây, người dân Kenya nô nức đón Tổng thống Mỹ Obama, một người mà họ coi là đồng bào. Cha của ông Obama là người Kenya.
Tất cả sự tự hào của họ cũng chỉ dừng lại ở đó dù cho nó cũng từng lên tới tột đỉnh ở những giây phút quan trọng nhất. Người Kenya không chờ đợi ông Obama sẽ có những chính sách làm giàu cho quê hương của ông mà lại đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Người Indonesia cũng không mong mỏi với những hoài niệm về tuổi thơ mà ông Obama lại đặt Indonesia làm hạt nhân trong các chương trình hợp tác kinh tế, quân sự với khu vực.
Nguồn gốc đôi khi chỉ là hồ sơ, hoặc gợi nhớ những kỷ niệm. Chẳng hạn, Philippe Chatrier, một trong những phi công đi vào lịch sử của cả ngành hàng không lẫn thể thao của Pháp từng có thời gian sinh sống ở TP.HCM khi thành phố này còn mang tên Sài Gòn. Hay người sáng lập ra hãng thời trang lừng danh Lacoste cũng từng trải qua một phần tuổi thơ ở đó.
Thật khó để nói là nòi giống Kenya đơn phương làm nên những phẩm chất ưu việt của ông Obama khi mẹ ông là người Mỹ da trắng gốc Anh. Một giai đoạn ngắn giáo dục lúc thiếu thời ở Indonesia có thể là căn bản nhưng chỉ hai năm ở đó là quá nhỏ bé so với hàng thập kỷ trải qua các cấp bậc tiểu học, trung học rồi dưới mái trường Havard lừng danh.
Thực tế thì không phải đến khi thế giới phẳng phiu hơn mới có những cuộc di cư, làm cho nhiều người trở nên đa nguồn gốc. Ngay cả chiến tranh và nghèo đói cũng có thể là nguyên nhân.
Thế nên, nếu như việc ông Ban Ki Moon tự nhận ông là người thuộc dòng họ Phan Huy ở Việt Nam mà chính xác, thì điều người ta nhớ nhất về ông có lẽ sẽ vẫn là ông trưởng thành và là Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc trước khi thắng cử chức Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Chúc quý vị một tuần vui vẻ!
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất