Tập quán mai táng của người Việt Nam và những vấn đề đặt ra

27/08/2019 20:48 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Ngày 27/8, tại Hà Nội Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học “Tập quán mai táng của người Việt Nam- xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra”. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 150 chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, các nhà quản lý văn hóa - xã hội, kinh tế, môi trường, đô thị thuộc các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố.

Phản ứng theo tập quán

Phản ứng theo tập quán

Ba người thiệt mạng trong một tai nạn giao thông, hồn của họ bay đến cửa thiên đàng, thánh Phedro nói: Đây là một sự nhầm lẫn, mỗi anh đóng lệ phí 10 nghìn USD, tôi sẽ đưa các anh trở lại trần gian như bình thường.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng, hiện nay tập quán an táng của người Việt không chỉ là vấn đề xã hội, còn là vấn đề môi trường, đất đai và đô thị. Do vậy, các ý kiến đề nghị tăng cường quản lý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về kinh tế để đảm bảo phong tục, tập quán của dân tộc phù hợp với yêu cầu phát triển mới trên tinh thần văn minh.

Bên cạnh đó, việc mai táng của người Việt Nam là vấn đề xã hội liên quan đến tập tục, truyền thống, không chỉ đơn thuần bằng các pháp luật, chính sách kinh tế, cần đi đôi với nghiên cứu sâu những góc độ văn hóa, xã hội. Phối hợp tất cả các giải pháp mới có định hướng, giải pháp nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tại buổi toạ đàm. Ảnh TTXVN

Vì vậy, những nhà khoa học Việt Nam nói chung, đặc biệt là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam phải phối hợp nghiên cứu, đưa ra các góc nhìn khác nhau để có các kiến nghị cần thiết.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng: Tập quán mai táng của người Việt Nam gắn liền với đời sống văn hoá, tinh thần, tâm linh, tôn giáo của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ; ở mỗi vùng, miền, mỗi tộc người đều có những lễ thức mai táng khác nhau.

Đây là việc hệ trọng không chỉ đối với từng cá nhân, gia đình, dòng họ, còn trở thành vấn đề lớn đối với xã hội. Ngày nay, dân số gia tăng, tỷ lệ người già ngày càng cao, khi có người qua đời, mỗi gia đình phải lo phần hậu sự cho người quá cố. Tập tục mai táng truyền thống của người Việt Nam đã, đang bộc lộ nhiều bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường khu vực đô thị, nông thôn.

Hiện nay, ở vùng đồng bằng, đa số người Kinh có tập quán địa táng; tức là người chết được chôn xuống đất (hung táng), sau vài năm được cải táng (cát táng). Quy trình này có nhiều lễ thức phức tạp, tốn kém thời gian, chi phí, đồng thời làm cho môi trường đất, nước ở nhiều khu vực xung quanh các nghĩa địa bị ô nhiễm, trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí tác động xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực.

Ở vùng Tây Nguyên - nơi sinh sống của các dân tộc ít người, tuy đất đai còn tương đối rộng rãi nhưng lại có những tập tục mai táng lạc hậu, như: tục chôn chung của người Gia Rai, tục thiên táng của người Giẻ Triêng đã từng tồn tại trong cộng đồng cách đây không lâu, hiện vẫn còn dấu vết.

Ở các đô thị lớn, tình trạng “người sống ở gần người chết”, “người sống ở cùng người chết” đã, đang tồn tại như tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., nơi chôn cất, kinh phí, thủ tục cho việc mai táng người chết trở thành vấn đề lớn, không chỉ của các cá nhân, gia đình, còn của cả xã hội. Khi gia đình có người chết việc lựa chọn hình thức mai táng: địa táng hay hoả táng, chôn cất hay lưu giữ tro cốt,... là việc đại sự.

Vấn đề hộ khẩu, tiêu chuẩn, chế độ cũng không hề đơn giản. Đối với khu vực nông thôn, nhiều gia đình có người chết phải giải quyết vấn đề người xa quê có được mang thi hài, tro cốt về quê mai táng không? Người nghèo từ nơi khác đến có đủ tiền mua suất đất ở khu nghĩa trang để mai táng không? Đây chỉ là vài ví dụ đơn cử trong những vấn đề có tính thời sự, là những bài toán cần có lời giải.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương Bình và Xã hội Hà Nội Khuất Văn Thành, năm 2010, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 28 quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng. Trong đó, thành phố hỗ trợ chi phí hóa táng mức 3 triệu đồng/trường hợp và hỗ trợ chi phí vận chuyển 1 triệu đồng (đối với khu vực ngoại thành), 500.000 đồng (khu vực nội thành).

Ngoài ra, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách xã hội tại các Trung tâm nuôi dưỡng tập trung, người lang thang, vô gia cư mất trên địa bàn thành phố được hỗ trợ áo quan, túi đồ khâm liệm, quản lý lưu giữ bình tro... Chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng của Thành phố đã tác động rõ rệt.

Nhiều gia đình có người thân mất đã lựa chọn hình thức hỏa táng văn minh, tiến bộ thay thế hình thức lạc hậu, cổ hủ, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường, lãng phí đất. Sau khi thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng, tỷ lệ người dân sử dụng hình thức hỏa táng trong tang lễ đã tăng dần qua các năm từ 18,5% năm 2010, lên 48,28% năm 2015 và hiện nay trên 60%.

Các đại biểu tham dự diễn đàn cho rằng, hiện nay xu hướng hỏa táng và tiết kiệm trong tang ma ngày càng được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, để xu hướng đó trở thành phổ biến, phải giải quyết vấn đề then chốt, đó là: giảm chi phí cho hỏa táng và nơi chôn cất...

Lý Thanh Hương - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm