28/02/2014 14:20 GMT+7
CĐV trên cay cú, và anh thuộc thành phần những người phản đối hành động ấy của Terry. Nhưng người trung lập sẽ thấy rằng, Terry đã lại cứu Chelsea một cách… vô tình, dù sau đó, anh mắc lỗi kèm người khiến Chelsea chịu bàn thua.
Trận gặp Everton ở Premier League, Chelsea cũng được hưởng lợi từ sự “vô tình” của Terry: Lampard đá phạt, Terry lao vào áp sát và dù anh không kịp đón bóng, trái bóng vẫn… đập người Tim Howard vào lưới, dâng chiến thắng cho Chelsea ở phút bù giờ. Nếu cái sự vô tình trước Gala chỉ là… vô tình (không chủ ý mang bóng vào sân), thì tình huống vô tình tạo bàn thắng trước Everton là thành quả của pha rướn người hết mức. John Terry, 33 tuổi, sau 90 phút bầm dập vì các đợt tấn công của Everton, vẫn căng hết cơ bắp trong pha bóng cuối trận như một cầu thủ 20 tuổi. Đấy là sự “vô tình” của ý chí!
Mùa này, Terry đã ghi 2 bàn cho Chelsea, và đấy đều là những bàn thắng quan trọng như trước Everton: Một bàn trước Tottenham Hotspur, giúp Chelsea thủ hòa trong trận Derby London, và 1 bàn trước Sunderland mang tính quyết định của chiến thắng 3-1. Đấy đều là vô tình?
Dù mắc lỗi dẫn đến bàn thua và công bằng mà nói, chưa đạt phong độ tốt nhất trước Galatasaray, thì các thống kê của John Terry trong trận vẫn ấn tượng: Anh phá bóng thành công 10 lần (cao nhất đội), cắt bóng thành công 2 lần (cũng cao nhất), không tắc bóng lần nào và không phạm lỗi nào.
John Terry của tuổi 33 đã giảm thiểu các pha vào bóng trực diện để dùng đầu nhiều hơn, phán đoán nhiều hơn và chơi đơn giản hơn để không tốn sức. Đấy là tiền đề để anh, cao tuổi thứ 3 Chelsea, đã đá chính 25 trận mùa này (chỉ ít hơn Hazard và Cech), và các thống kê tại Premier League của anh tương tự trước Galatasaray: Phá bóng 7 lần/trận (kém mỗi Cahill 7,5), và chỉ phạm lỗi 0,4 lần/trận (ít nhất đội).
Terry đã thay đổi theo hướng Mourinho muốn: Anh vẫn là thủ lĩnh, nhưng điềm đạm hơn, và vẫn luôn tinh quái khi cần để bảo vệ các đồng đội. Một hành động rất… Terry, như pha ném bóng trong trận vừa rồi, có nghĩa là một hành động của một thủ lĩnh già dặn, tháu cáy, và không để cho ai qua mặt mình. Một hành động cho thấy cá tính đã ăn vào bản chất của Terry: Chỉ anh có quyền chơi không đẹp với người khác, chứ không ai được chơi xỏ Terry.
Sau khi Mourịnho ra đi vào năm 2007, tất cả các đời HLV Chelsea đều gặp rắc rối với John Terry (có lẽ trừ Hiddink) vì cái gọi là “Quyền lực đen phòng thay đồ”, và nhiều HLV cho rằng thời của Terry đã qua. Nhưng khi Mourinho trở lại, Chelsea vẫn yên bình, và Terry cho thấy anh vẫn là trung vệ đẳng cấp bậc nhất nước Anh.
HLV tuyển Anh Roy Hodgson, người vừa thẳng thừng từ chối gọi Terry trở lại đội tuyển dự World Cup 2014, có lẽ vì ông cùng quan điểm với CĐV đã đề cập ở đầu bài. Với Hodgson, “Đừng có “Terry”, bạn sẽ hạnh phúc”, vì có lẽ chỉ Mourinho mới biết cách “Terry”?
Đỗ Hiếu
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất