“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” tại Hoàng thành Thăng Long

28/05/2025 21:08 | Du lịch
Tuyết Mai/TTXVN

Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, từ nay đến hết ngày 1/6 tại Hoàng thành Thăng Long diễn ra các hoạt động chào đón Tết Đoan Ngọ và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ tết truyền thống của dân tộc.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) từng được các vương triều tổ chức trang trọng với những nghi lễ cung đình đặc sắc. Sử sách chép rằng, dưới triều Lê Trung Hưng, Tết Đoan Ngọ là dịp để nhà vua và hoàng tộc dâng lễ vật lên tổ tiên và các bậc sinh thành.

Với nghi thức thường triều, tại điện Cần Chánh, các hoàng thân cùng quan văn võ từ bậc tứ, ngũ phẩm đều được tham dự. Nhà vua ngự trên ngai rồng, các bề tôi chúc tụng. Đặc biệt, nhằm đề cao tinh thần trung nghĩa và chăm lo đời sống nhân dân, nhà vua thường làm thơ đề lên quạt để khuyên răn. Vào dịp này, ngoài yến tiệc, nhà vua còn ban quạt – vật dụng thiết yếu khi tiết trời oi ả cho các quan thần.

Hà Nội: “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 1.

Hằng năm cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên và Trung tâm Bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam thực hành nghi lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau, nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, tưởng nhớ công đức tổ tông.

Trong dân gian, Tết Đoan Ngọ mang nhiều phong tục độc đáo như: Dâng cúng sản vật mùa hạ lên tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong cơ thể, hái thảo mộc làm trà thuốc, đeo bùa ngũ sắc, nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng, mặc áo dấu, bôi rượu hùng hoàng cho trẻ, treo con giáp từ ngải cứu, khảo cây… Đây đều là những kinh nghiệm dân gian liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp và thời tiết.

Hà Nội: “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 2.

Theo quan niệm xưa, ngày 5/5 Âm lịch là lúc thời tiết giao mùa, côn trùng sâu bọ phát triển nên tục "giết sâu bọ" trong ngày này bằng cách ăn trái cây đầu mùa như mận, vải... Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Không gian Tết Đoan Ngọ dân gian truyền thống (tại khu trưng bày 19C Hoàng thành Thăng Long) tái hiện các phong tục đặc sắc như: Thờ cúng tổ tiên, dâng cúng sản vật mùa hạ, “diệt sâu bọ” bằng rượu nếp, trứng luộc, bánh ú tro, chè kê… Người lớn uống rượu hùng hoàng hoặc nước xương bồ để tiêu độc; trẻ nhỏ được đeo bùa ngũ sắc, buộc chỉ ở cổ tay để trừ tà. Điểm nhấn là hình tượng con giáp linh vật rắn – năm Ất Tỵ – được kết từ lá cây thân thuộc. Đây là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, trở thành điểm check-in ấn tượng cho du khách.

Không gian trưng bày Tết Đoan Ngọ trong cung đình thời Lê (tại nhà N14 – Khu di sản Hoàng thành Thăng Long) được diễn giải qua hệ thống tranh vẽ và mô hình hiện vật phỏng dựng: Các nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thiết triều, lễ ban quạt, lễ ban yến… được phỏng dựng lại qua hệ thống tranh vẽ dựa trên các tư liệu lịch sử. Mô hình chiếc quạt lớn có đề bài thơ được phỏng dựng nhằm ghi dấu lại sự kiện vua Lê Hiến Tông (1498-1504) làm thơ đề trên quạt vào dịp Tết Đoan Ngọ để gửi gắm những tâm tư, trăn trở của mình trong việc chính sự, trị vì đất nước.

Để đưa di sản đến gần hơn với cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận di sản, “thực hành di sản”; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân tổ chức chương trình trình diễn, giao lưu với các chủ đề: Nghệ thuật thư pháp trên quạt; kết lá tạo hình. Trong chương trình, các nghệ nhân sẽ chia sẻ những tri thức hay về bộ môn thư pháp và nghệ thuật kết lá tạo hình, đem hiểu biết và niềm vui đến cho du khách, đặc biệt là các em thiếu nhi.

Tin cùng chuyên mục

Các hãng bay Việt Nam đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế

Các hãng bay Việt Nam đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế

Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm 2025 với tâm thế chủ động mở rộng mạng bay, tăng đội tàu bay và đầu tư toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế.

Carnival & samba: Biểu tượng văn hóa rực rỡ của Brazil

Carnival & samba: Biểu tượng văn hóa rực rỡ của Brazil

Brazil, đất nước của những bãi biển vàng, rừng Amazon hùng vĩ và một nền văn hóa sôi động, được cả thế giới biết đến qua Carnival và samba – hai biểu tượng văn hóa rực rỡ đã làm nên danh tiếng của quốc gia Nam Mỹ này.

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt là sự gia tăng ổn định ở cả hai phân khúc là khách có lưu trú và khách trải nghiệm.

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời với một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao.

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Hoa sen nở rộ ở nhiều địa phương của Trung Quốc, thu hút du khách tới chiêm ngưỡng và thưởng thức bầu không khí dịu mát hương sen.

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch y học cổ truyền, biến di sản văn hóa này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi chợ phiên Bắc Hà bắt đầu họp.

Tin mới nhất

Các hãng bay Việt Nam đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế

Các hãng bay Việt Nam đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế

Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm 2025 với tâm thế chủ động mở rộng mạng bay, tăng đội tàu bay và đầu tư toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế.

Carnival & samba: Biểu tượng văn hóa rực rỡ của Brazil

Carnival & samba: Biểu tượng văn hóa rực rỡ của Brazil

Brazil, đất nước của những bãi biển vàng, rừng Amazon hùng vĩ và một nền văn hóa sôi động, được cả thế giới biết đến qua Carnival và samba – hai biểu tượng văn hóa rực rỡ đã làm nên danh tiếng của quốc gia Nam Mỹ này.

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt là sự gia tăng ổn định ở cả hai phân khúc là khách có lưu trú và khách trải nghiệm.

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời với một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao.

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Hoa sen nở rộ ở nhiều địa phương của Trung Quốc, thu hút du khách tới chiêm ngưỡng và thưởng thức bầu không khí dịu mát hương sen.

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch y học cổ truyền, biến di sản văn hóa này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi chợ phiên Bắc Hà bắt đầu họp.

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu - Hòa âm Việt - Trung” được tổ chức trong khuôn khổ Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước không chỉ là minh chứng sinh động cho sự hiện diện và phát triển của di văn Hán Nôm tại vùng đất Cố đô mà còn là biểu tượng độc đáo của sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật điêu khắc, văn chương, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc.