'Tết Mông xuống phố' - Sắc màu văn hóa Mông trong lòng Thủ đô

13/01/2019 17:47 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Ngày 13/1, lễ hội Tết Mông xuống phố 2019 đã được tổ chức tại khuôn viên Đại học Văn hóa Hà Nội (phố Đê La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).

Lên Cao nguyên đá Đồng Văn xem lễ hội Gầu Tào độc đáo của dân tộc Mông

Lên Cao nguyên đá Đồng Văn xem lễ hội Gầu Tào độc đáo của dân tộc Mông

Đến với Cao nguyên đá Đồng Văn trong những ngày Tết, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, những giá trị di sản địa chất ở nơi đây mà còn được chứng kiến lễ hội Gầu Tào độc đáo của dân tộc Mông.

Lễ hội Tết Mông xuống phố là sự kiện văn hóa thường niên mừng năm mới của cộng đồng người Mông sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Bắt đầu “ra mắt” Thủ đô từ năm 2016, Tết Mông xuống phố luôn là điểm hẹn đậm đà bản sắc văn hóa Mông, đặc biệt trong những ngày giáp Tết.

Chú thích ảnh
Lối vào khuôn viên lễ hội

Tết Mông xuống phố lấy văn hóa Mông làm trung tâm, bao gồm các hoạt động đặc trưng: biểu diễn văn nghệ truyền thống Mông, cuộc thi hiểu biết văn hóa Mông, ẩm thực cổ truyền cũng như âm nhạc dân gian.

Chú thích ảnh
Cá suối nướng – món ăn cổ truyền dân tộc Mông

Anh Li A Chính, đại diện truyền thông ban tổ chức lễ hội chia sẻ: “Tết Mông xuống phố 2019 không lấy chủ đề bó hẹp, cụ thể như mọi năm mà hướng đến đề tài mở, tự do và sáng tạo. Qua lễ hội, chúng tôi muốn truyền đi thông điệp yêu thương, lan tỏa và tự hào với cộng đồng người Mông sinh sống và học tập tại Thủ đô”.

Chú thích ảnh
Gian hàng ẩm thực truyền thống của người Mông
 
Chú thích ảnh
Trò chơi dân gian dân tộc Mông
 
Chú thích ảnh
Tiết mục văn nghệ của người Mông tại Lai Châu
 
Chú thích ảnh
Vẻ đẹp nữ sinh viên người Mông

Thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng như nét đặc sắc trong đời sống người Mông, lễ hội Tết Mông xuống phố góp phần quảng bá vẻ đẹp giản dị, ấm áp của một nền văn hóa dân tộc thiểu số miền tây bắc Tổ quốc.

Hiền Anh.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm