Hồi đó, Tết gần như là dịp duy nhất để được mặc đồ mới - nếu không tính ngày khai trường được mặc đồng phục mới. Thậm chí, với bọn con gái thì mặc thật sự quan trọng hơn ăn. Cho nên, chúng tôi chăm chăm chờ Tết, má sẽ sắm cho mỗi đứa một bộ quần áo.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, là một chuyên gia thực địa, có nhiều công trình nghiên cứu về việc phát huy giá trị di sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế.
Chỉ còn vài tiếng nữa là bước sang năm mới Kỷ Hợi, không khí hân hoan của mùa xuân mới đã tràn ngập khắp các phố phường. Chiều 30 Tết, người dân ở nhiều nơi vẫn hối hả để chuẩn bị chu toàn mọi việc trước thời khắc giao thừa.
"Tết trong ký ức của tôi chính là sự sum họp. Đến giờ tôi vẫn không quên được hình ảnh cả nhà chờ đón giao thừa, bố tôi treo một bánh pháo đỏ lên trên hiên nhà rồi đốt, hai chị em hò reo, mẹ với bà nội trong nhà chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa".
Xoay quanh câu chuyện Tết xưa và Tết nay, NTK Đức Hùng chia sẻ “Vì công việc bận rộn nên tôi thấy hiện nay việc chơi Tết và đón Tết rất… công nghiệp và máy móc. Mỗi người quan niệm về Tết khác nhau, đối với tôi cái Tết cổ truyền luôn luôn đậm đà, tôi đón Tết như một đứa trẻ…”
Một năm mới nữa chuẩn bị đến trên khắp các con phố nẻo đường tại Việt Nam. Những câu chuyện ngày Tết người ta đã bắt đầu kể nhiều hơn, những câu chuyện cũ, những ước vọng mới, những tâm sự mang đậm âm hưởng của những ngày Tết Việt Nam.