Thể thao Thái Lan đặt mục tiêu 50% dân số phải tập luyện

04/09/2020 11:38 GMT+7 | Thể thao

(giaidauscholar.com)- Giáo sư, Tiến sĩ Nithi Mahanon – Chủ tịch Ủy ban Cải cách Quốc gia về Văn hóa, Thể thao, Lao động và Phát triển nguồn nhân lực Thái Lan vừa chủ trì trình bày kế hoạch cải cách quốc gia ở nhiều lĩnh vực. Về thể thao, Thái Lan đặt mục tiêu 50% người dân phải tập luyện, đưa thể thao vào chương trình nghị sự quốc gia.

Thể thao Việt Nam bay lên cùng Ngày Độc lập 2/9

Thể thao Việt Nam bay lên cùng Ngày Độc lập 2/9

Ngay trong những ngày đầu tiên đất nước giành được độc lập, sức khỏe của con người, của nhân dân đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Đó chính là nền tảng quan trọng để nền Thể dục thể thao (TDTT) cách mạng sớm ra đời và đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, của đất nước thông qua 5 sự kiện được xem là mốc son tiêu biểu sau đây.

Bà Khunying Pattama Leesawattrakul – Phó Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông thế giới, Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Thái Lan và Chủ tịch Tiểu ban Thể thao nằm trong Ủy ban Cải cách Quốc gia cho rằng, thể thao là một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nếu công chúng khỏe mạnh, Thái Lan có khả năng phát triển rất nhanh về kinh tế nên trong 2 năm tới (2021-2022), đất nước phải đặt mục tiêu khuyến khích người dân tập thể dục thể thao, tăng lên 50% tổng dân số.

Thái Lan đặt mục tiêu 50% dân số phải tập thể thao để rèn luyện thể chất, phát triển đất nước
Thái Lan đặt mục tiêu 50% dân số phải tập thể thao để rèn luyện thể chất, phát triển đất nước

Người dân tham gia các môn thể thao được chia thành hai phần: rèn luyện sức khỏe và phát triển đến mức xuất sắc. Thể thao giúp tăng cường sức khỏe, con người là trung tâm của việc xây dựng lối sống thể thao. Phải dựa vào gia đình làm nền tảng để rèn luyện. Thể dục thể thao được nâng lên mức cao hơn, phải là chương trình nghị sự của quốc gia. Động viên và sử dụng các môn thể thao nguồn gốc địa phương để rèn luyện sức khỏe. Ngành thể thao Thái Lan cũng phải đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, chẳng hạn như xây dựng các Nhà thi đấu thể thao ở mọi địa phương, hỗ trợ các thiết bị thể thao cho người tham gia vận động. Ngoài ra, cần có một thị trấn thể thao ở mỗi tỉnh để xác định chuyên môn của khu vực, chẳng hạn như nhiều địa phương có sông nước, người dân sẽ thành thạo bơi lội hoặc đua thuyền...

Đối với sự phát triển của các VĐV chuyên nghiệp, phải bắt đầu bằng việc phát triển nguồn nhân lực thể thao đầu tiên ở địa phương, bổ sung kiến ​​thức và chuyên môn cho VĐV. Sau đó, tăng cường tham gia với các Liên đoàn thể thao ở tỉnh nhà. Các Liên đoàn sẽ có trách nhiệm tìm kiếm VĐV trẻ triển vọng (gọi là “Voi trắng”) để đưa vào ĐTQG. Cần thành lập một trung tâm quốc tế về phát triển VĐV và khoa học thể thao, các trung tâm huấn luyện thể thao trong cả nước. Ngoài ra, trường Đại học Thể dục thể thao cần bổ sung ngành học Nghiên cứu và đổi mới để phát triển nền thể thao nước nhà.

Giáo sư, Tiến sĩ Nithi Mahanon – Chủ tịch Ủy ban Cải cách Quốc gia về Văn hóa, Thể thao, Lao động và Phát triển nguồn nhân lực Thái Lan nói thêm rằng 4 Ủy ban cải cách này là một phần của xã hội. Do đó, ngoài Ủy ban đề xuất về các lĩnh vực chuyên môn, sẽ có thêm một phiên điều trần mở để trình bày đến đông đảo công chúng. Sau đó, sẽ mất khoảng một tháng để biên soạn các ý kiến và trình lên Ủy ban Chiến lược Quốc gia. Đó là một nhóm luật lớn và sẽ có hiệu lực khi được Chính phủ thông qua.

Giáo sư, Tiến sĩ Nithi Mahanon cũng góp ý cho thể thao Thái Lan cần quan tâm giúp đỡ những VĐV sau khi giải nghệ nhiều hơn. “Điều tôi muốn thấy là các VĐV phải thực sự sử dụng thể thao để kiếm sống. Trong quá khứ, khi giải nghệ, các VDDV sẽ được học làm cảnh sát hoặc binh lính mà không sử dụng kiến ​​thức của môn thể thao họ có chuyên môn để giúp ích cho đất nước. Các VĐV sau đó cũng không chơi môn thể thao họ từng gắn bó nữa. Do đó, cần phát triển thêm các môn thể thao nhưng phải tính toán ủng hộ về sau cho VĐV”.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm