29/05/2015 18:04 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - … Thì Công Phượng xứng đáng là cầu thủ xuất sắc nhất trong trận đấu mở màn của U23 Việt Nam trước U23 Brunei. “Số 10” đã có 45 phút thi đấu ấn tượng sau khi được tung vào sân, trừ pha bóng lãng tử nói trên.
Cần phải nhắc lại rằng đây không phải lần đầu tiên, Công Phượng đá 11m theo kiểu panenka. Trong trận đấu với U22 Singapore ở giải U22 Đông Nam Á 2014 - cúp Hassanal Bolkiah, Công Phượng là người mang lại quả phạt đền, và chính anh nâng tỷ số lên 3-0 bằng một cú đá theo kiểu panenka. Trận đó U22 Việt Nam đại thắng 4-0.
Không phải lần đầu tiên
Không lâu sau đó, tại giải U19 Đông Nam Á mở rộng hồi tháng 9/2014, Công Phượng tiếp tục trình diễn kỹ thuật của mình bằng pha đá panenka vào lưới U19 Nhật Bản. Dù thua 2-3, nhưng đó là một trận đấu không đến nỗi nào của các cầu thủ U19 Việt Nam trước đối thủ được đánh giá cao hơn hẳn.
Chưa hết, hồi tháng 3 năm nay, tại vòng loại U23 châu Á, anh lại tái hiện pha bóng lãng tử ấy. Đó là trận đấu mà U23 Việt Nam đè bẹp U23 Macau (Trung Quốc) đến 7-0 và Phượng là tác giả của một hat-trick. Càng ngọt ngào hơn khi sau đó, U23 Việt Nam đã giành vé dự VCK.
Khi Phượng thực hiện quả phạt đền trước U23 Brunei, đội nhà đang dẫn 2-0 ở phút 63 - một tỷ số không mấy ưng ý nếu xét với yêu cầu trước trận là phải thắng đậm để chiếm lợi thế nếu phải so sánh hiệu số bàn thắng bại. Phượng có thể chọn cách đá kiểu “ăn chắc”, nhưng anh đã quyết định xục bóng, và đen đủi thay, bóng dội xà.
Đây không phải là lần đầu tiên Công Phượng đá penalty kiểu panenka.Ảnh: Quốc Khánh
HLV Toshiya Miura chắc chắn sẽ có rất nhiều điều để nói với Công Phượng sau phòng thay đồ. Tuần trước, dù lập siêu phẩm vào lưới U23 Myanmar (2-2), nhưng Công Phượng đã bị trợ lý Thanh Sơn từng nhắc nhở anh về việc không được thi đấu quá cá nhân.
Ở một trận giao hữu đã vậy, ở một giải đấu chính thức, cần phải nghiêm khắc hơn nhiều. Giả dụ kết thúc vòng bảng, U23 Việt Nam phải so sánh hiệu số bàn thắng bại và không thể lọt vào vòng bán kết chỉ bởi 1 bàn thắng, Công Phượng sẽ là người hối hận nhất.
Công Phượng đã trưởng thành
Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, Công Phượng vẫn là một con bài chiến thuật quan trọng của HLV Toshiya Miura. U23 Việt Nam đã thi đấu tương đối khô cứng và thiếu ý tưởng trước một đối thủ chỉ nhăm nhăm phòng ngự trong suốt cả hiệp một, song kể từ khi Công Phượng được tung vào sân, những pha lên bóng đã có nét hơn rất nhiều.
Với vai trò cầu nối giữa hàng tiền vệ và tiền đạo, “số 10” đã làm tốt nhiệm vụ khi thường xuyên tìm được những khe hở của hàng thủ đối phương để tỉa bóng cho đồng đội hoặc tự mình đột phá.
Pha đá phạt trực tiếp để Phi Sơn nâng tỷ số lên 2-0 ở đầu hiệp hai là dấu ấn đầu tiên của Phượng trong lần đầu tiên tham dự SEA Games. Trận ra mắt của anh suýt nữa đã trở thành kỷ niệm buồn sau cú panenka hỏng ăn, nhưng cũng chính anh đã vượt quá áp lực tâm lý để thi đấu tốt và đóng góp một bàn trong set tennis của đội nhà.
Đó sẽ là tiền đề cho một giải đấu thành công của Phượng, người được tạp chí Football Channel Asia chọn vào Top 10 cầu thủ đáng xem nhất ở SEA Games 2015 này.
Công Phượng đá hỏng phạt đền, nhưng sau đó đã vượt qua áp lực tâm lý
Một cầu thủ lớn không nhất thiết phải hoàn hảo, mà phải biết vượt qua những thời điểm khó khăn. Phượng đã dũng cảm khi đưa ra quyết định, và anh cũng đủ bản lĩnh để tự sửa chữa sai lầm.
Đó không phải là Công Phượng của U19 nữa. Đó là một Công Phượng đã trưởng thành hơn sau những va vấp trong cuộc sống và được trui rèn ở đấu trường khắc nghiệt như V-League. Anh đã khôn ngoan hơn, biết né đòn hơn, và cũng mạnh mẽ hơn.
Đó là Công Phượng của tuổi 20!
Tuấn Cương
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất