Thăm vùng văn hóa Kinh Môn

22/02/2018 16:30 | Du lịch

(giaidauscholar.com) - Chúng tôi về thăm Kinh Môn, vùng đất địa linh nhân kiệt của tỉnh Hải Dương, nơi có những danh thắng nổi tiếng, trong đó, tiêu biểu nhất là quần thể di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích An Phụ, động Kính Chủ và khu di chỉ khảo cổ Nhẫm Dương.

Dãy núi An Phụ nằm trong vòng cung Đông Triều, chạy từ Đông sang Tây, có đỉnh An Phụ cao 246 mét. Trên đỉnh núi có đền An Phụ, chùa Tường Vân và tượng anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Đền An Phụ, còn gọi là đền Cao, thờ An Sinh Vương Trần Liễu (1211-1251), anh của Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần và là thân phụ của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Vùng đất này chính là nơi Trần Liễu được ban ấp và phong làm An Sinh Vương. Ngày mất của Trần Liễu (1/4 Âm lịch) trở thành ngày hội hàng năm của đền Cao.

Chú thích ảnh

Liền bên đền Cao là chùa Tường Vân cổ kính, cũng còn gọi là chùa Cao, nằm dưới bóng những hàng cổ thụ yên tĩnh. Chùa thờ Phật và Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chùa có giếng cổ hình bán nguyệt, dù trên cao nhưng nước luôn đầy và trong vắt. Phía Đông của chùa có Bàn Cờ Tiên: An Phụ có cái bàn cờ/ Trông xuống hạ giới mờ mờ xa xa.

Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt về phía xa để chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, sông suối uốn quanh, ruộng vườn trù phú, làng mạc đầm ấm.

Tượng đài Trần Hưng Đạo thấp hơn đền Cao khoảng 50 mét, ở bên cạnh đường lên đền. Tượng cao 13 mét, được dựng năm 1993 do đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt phiến đá đầu tiên. Hình ảnh Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn trên sườn núi cao, một tay để lên đốc kiếm, một tay cầm cuốn thư hướng về phía biên cương Đông Bắc là một hình tượng đẹp về người anh hùng dân tộc với những chiến thắng bảo vệ tổ quốc lẫy lừng. Khu vực tượng đài còn có phù điêu vằng đất nung, dài 45 mét, mô tả cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân và dân Đại Việt.

Khác với khu đền Cao, động Kính Chủ, nằm trong dãy đá vôi Dương Nham, cách An Phụ không xa, là một kỳ quan thiên nhiên đặc sắc, được coi là "Đệ lục động" dưới trời Nam. Động nằm ở sườn phía nam của núi với ba cửa hang lớn, ăn sâu vào lòng núi với nhiều nhũ thạch kỳ thú. Người xưa đã dựng trong động chùa để thờ Phật. Từ hang chính ngược lên phía trên còn có miếu cô Tiên, xuống phía dưới có hang Ngũ Nước, hang Vang, hang Luồn...

Động Kính Chủ là nơi sinh thời, Phạm Sư Mạnh (1300-1377), một vị quan và học giả nổi tiếng thời Trần hay đến đọc sách. Vì thế bên trái động còn ghi dòng chữ "Ván Thạch Thư thất" (Nhà sách Vân Thạch). Điểm đặc sắc nhất ở động Kính Chủ là hơn 40 bài thơ của các nhà văn hoá các thời kỳ tạc trên vách đá. Trong đó, có bài thơ "Đề Kính Chủ động" của vua Lê Thánh Tông (1422-1497), người khởi xướng hội Tao Đàn, khi nhà vua xa giá nơi đây:

Ta leo lên núi Thạch Môn,
Động non cao ngất, tâm hồn thảnh thơi.
Chùa Phật hiện giữa động trời,
Vách non cao ngất, cây thời biếc xanh.
Chẳng phải quỷ thần đẽo thành,
Công phu khéo léo trời dành từ xưa.
Bốn phương tám hướng bao la,
Trời xanh bát ngát, non xa núi gần.
Cửa động không khép quanh năm,
Riêng tầng trời đẹp để dành riêng ta.
Tâm như vàng mới luyện mà,
Ta người bình đẳng như là chân non.
Sông xanh tựa mắt sa môn,
Đầu Phật tóc tốt, xanh um cây ngàn.
Khác nào vườn Thụ cõi tiên,
Như thành Xá Vệ giữa miền trời Tây.
Chim mỏi cánh đậu rừng cây,
Mây nhàn sà xuống nơi đây, vô tình.
Gió đông thổi, nắng nhạt dần.
Mấy điểm mây khói như gần như xa.
Tạm xong việc võ, nhởn nhơ,
Suốt đời say đắm, bây chừ tỉnh ra.

(Bản dịch của nhóm dịch giả Mai Xuân Hải- trong tập Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông-Nxb Văn Học-2003)

Chú thích ảnh
Tác giả (phải) dưới chân Tượng đài Trần Hưng Đạo

Khu vực Nhẫm Dương nổi tiếng với các hang động núi đá vôi rất đẹp, gắn với những di chỉ khảo cổ về sự có mặt của con người từ thời tiền sử. 26 hang động ở đây là những kiệt tác của thiên nhiên. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở trong các hang động những di cốt hoá thạch của con người thời cổ, các công cụ lao động thời đồ đá có niên đại cách đây từ 3 đến 3,5 vạn năm.

Nhẫm Dương còn có một ngôi chùa cổ từ thời Trần, chốn tổ của thiền phái Tào Động. Chùa còn lưu giữ được hai tháp cổ, chứa xá lỵ của các vị tổ thiền sư của thiền phái này. Ngày mất của Thánh tổ Thủy Nguyệt là ngày lễ hội chùa hàng năm (từ mồng 5 -7 tháng Ba âm lịch), với nhiều nghi thức trang trọng và nhiều trò chơi, diễn xướng dân gian độc đáo, thu hút du khách gần xa.

Chú thích ảnh
Khu vực núi An Phụ, đền Cao và tượng đài Trần Hưng Đạo

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Chùa Tường Vân

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Động Kính Chủ

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

 

Vãng cảnh chùa Nôm - Tuyệt phẩm kiến trúc Đồng bằng Bắc bộ

Vãng cảnh chùa Nôm - Tuyệt phẩm kiến trúc Đồng bằng Bắc bộ

Chúng tôi về thăm chùa Nôm ở xã Đại Đồng- Văn Lâm, Hưng Yên. Chùa có tên Nôm vì nằm ở làng Nôm. Tên tự của chùa là Linh Thông Cổ Tự, do từ xa xưa vốn nằm giữa một rừng thông cổ thụ. Chùa xây dựng vào năm 1680, được trùng tu vào thế kỷ 18. Chùa Nôm nổi tiếng với nhiều nét kiến trúc đặc sắc của văn hoá Việt và nhiều đồ thờ, di vật quý báu.

Bài và ảnh : Trần Mai Hưởng

Tin cùng chuyên mục

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Tin mới nhất

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Khởi động cuộc thi sáng tạo video 'Việt Nam: Đi để yêu!', thúc đẩy quảng bá du lịch số

Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9/7, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần.

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

65 năm du lịch Việt Nam: Vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Đầm sen Trà Lý ở xã Duy Xuyên thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích gần 35ha, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm chút thư thả giữa thiên nhiên.

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thưởng thức ẩm thực... diễn ra từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được gọi chung là kinh tế đêm, góp phần quan trọng tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.