17/07/2016 08:52 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ở một vùng nông thôn thuộc Tây Australia, Fedor Konyukhov (65 tuổi), nhà phiêu lưu mạo hiểm kiêm linh mục chính thống giáo Nga, đã thực hiện hành trình đơn độc bay khắp toàn cầu bằng khinh khí cầu. Konyukhov mới là người thứ 2 trên thế giới thực hiện chuyến bay solo bằng khinh khí cầu.
Muốn phá kỷ lục của nhà triệu phú Mỹ Steve Fossett
Konyukhov dự định sẽ cất cánh từ Northam, cách thủ phủ bang Tây Australia 96 km về phía Đông Bắc, vào sáng 12/7 (theo giờ địa phương). Đây chính là nơi Fossett đã thực hiện hành trình thứ 6 đồng thời là cuối cùng của mình.
Fossett được Liên đoàn Hàng không quốc tế (FAI) cấp giấy chứng nhận 93 kỷ lục và Hội đồng thuyền buồm thế giới công nhận 23 kỷ lục. Ít nhất 60 kỷ lục của ông đến nay vẫn chưa bị phá. Ông từng bơi qua eo biển Manche giữa Pháp và Anh, từng nhiều lần bay quanh thế giới, từng leo hơn 400 ngọn núi, trong đó có đỉnh Matterhorn ở Thụy Sĩ và ngọn Kilimanjaro ở Tanzania.
Ngày 19/6/2002 ông khởi hành từ Northam (Australia) bay vòng quanh thế giới không nghỉ trên khinh khí cầu "Spirit of Freedom" và trở về ngày 3/7/2002. Năm 2005, Fossett trở thành người đầu tiên trên thế giới một mình lái máy bay không nghỉ vòng quanh thế giới mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tuy nhiên, sáng ngày 3/9/2007, Fossett lái chiếc máy bay một động cơ bay vào sa mạc Nevada để tìm địa điểm cho việc thực hiện một kỷ lục mới nhưng ông đã không trở về. Một lực lượng cứu hộ khổng lồ gồm 45 máy bay đã được huy động để tìm kiếm ông. Tháng 9/2008, các điều tra viên tìm ra phần thi hài gần chiếc máy bay đổ nát, được cho là của Fossett, gần Mammoth Lakes, California.
Theo kế hoạch, chuyến bay khinh khí cầu của nhà phiêu lưu mạo hiểm Nga Fedor Konyukhov sẽ qua Australia, Biển Tasman, New Zealand, Thái Bình Dương, Nam Mỹ (Chile và Argentina), Đại Tây Dương, Nam Phi và Ấn Độ Dương trước khi trở về Australia. Hành trình này dài khoảng 33.000km. |
Ban đầu là hàng hóa bị "ách" và sau đó là gặp thời tiết không thuận lợi. Điều đó có nghĩa là họ không thể chuẩn bị cho việc cất cánh, cho đến nay. Họ thường xuyên phải liên lạc với những người định tuyến thời tiết và đến khi thuận lợi thì họ sẵn sàng.
Sau hơn một tháng chờ đợi, đội ngũ của ông Konyukhov, gồm cả con trai ông, Oscar Konyukhov, và một số chuyên gia đến từ Nga, Australia và Anh đã tiến hành chuẩn bị. Họ dành cả ngày để dựng khinh khí cầu cao tới 52m và nặng 1.600kg. Khoảng 30 người tình nguyện ở Northam đã tham gia vào việc này. Đến nửa đêm, họ đã bơm đầy khí helium vào khinh khí cầu và chuẩn bị cất cánh.
Không được phép mắc sai lầm
So với những hành trình vượt đại dương, chuyến đi bằng khinh khí cầu của Konyukhov sẽ có thời gian ngắn hơn, song lại đặt ra rất nhiều thách thức. Mặc dù thành công trong hành trình solo mới nhất, song con trai ông thừa nhận bay solo khắp thế giới bằng khinh khí cầu quả không dễ dàng.
"Có rất ít cơ hội để bạn sửa sai bởi vậy bạn không nên mắc bất cứ sai lầm nào trong quá trình bay. Tốc độ của khinh khí cầu và độ cao đều rất nguy hiểm. Thế giới hiện có hơn 6 tỷ dân và mới chỉ có Steven Fossett thực hiện hành trình bay solo bằng khinh khí cầu khắp thế giới. Qua đó có thể thấy hành trình này khó khăn như thế nào" - Oscar nói.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì ít nhất trong 13 ngày tiếp theo, ông Konyukhov sẽ ở trong giỏ khinh khí cầu Roziere, một không gian không lớn hơn máy so với cơ thể ông.
Như vậy, Konyukhov sẽ chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, mỗi lần 45 phút và sẽ ở độ cao khoảng 5.000km - 8.000km, đối diện với thời tiết -40 độ C. Có những lúc, khinh khí cầu của ông sẽ bay với tốc độ lên tới 300km/giờ.
David Boxall, kỹ sư thiết kế thuộc Cameron Balloons Bristol, công ty sản xuất khinh khí cầu của Konyukhov, khẳng định chuyến bay này sẽ gây sự quan tâm lớn của công chúng thế giới.
"Khi bạn bay khắp thế giới với một khinh khí cầu, mọi người nghĩ đây là một chặng đường liên tục, tức là khi lên khinh khí cầu thì bạn sẽ yên vị trong đó. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy, mà nó thực sự giống như một hành trình đi ô tô đầy gập ghềnh, khi thì giống ở đường cao tốc song có lúc lại rơi vào tầng khí quyển thấp" - Boxall cho biết.
Ông Konyukhov sẽ sử dụng máy lái tự động để điều khiển khinh khí cầu, tuy nhiên ông không thể hoàn toàn dựa vào nó. Trong thời gian bay, Konyukhov sẽ thường xuyên phải liên lạc với trung tâm giám sát và nhà khí tượng học trong nhóm của mình ở Bỉ để cập nhật các tuyến đường tốt nhất.
Con trai ông Konyukhov hy vọng chuyến bay của cha mình sẽ nhanh hơn hành trình dài 13 ngày hồi năm 2002 của nhà triệu phú Mỹ Fossett.
"14 năm đã trôi qua và các thiết bị đã trở nên nhẹ hơn, thuận tiện hơn. Bởi vậy, chúng tôi hy vọng khinh khí cầu của Konyukhov có thể bay tốt hơn" - Oscar bày tỏ.
Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất