16/04/2013 13:34 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ngày 14/4 vừa qua là tròn 80 năm kể từ khi bà Aldie Mackay, một nữ giám đốc khách sạn tại Anh phát hiện một "con cá giống cá voi" đang bơi lội trong vùng nước hồ Loch Ness, qua đó mở màn cho sự xuất hiện của quái vật hồ Loch Ness. Trong dịp này, đã có thông tin thú vị, xuất hiện từ một nghiên cứu, đánh giá toàn bộ sự kiện quái vật có thể chỉ nhằm để thúc đẩy hoạt động du lịch.
Ngày 14/4/1933, bà Aldie Mackay, nữ giám đốc khách sạn Drumnadrochit ở Scotland, đã cùng chồng chạy xe dọc theo con đường tới thành phố Inverness. Khi đang đi, bà lơ đãng nhìn qua cửa sổ, phóng tầm mắt ra làn nước tĩnh lặng của hồ Loch Ness, nằm ở phía Tây Nam thành phố, và nhìn thấy một thứ gì đó bất thường.
Cuộc chạm trán đầu tiên thời hiện đại
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi nhiều năm sau đó, bà mô tả khoảnh khắc này với nhà sinh học biển kiêm sáng lập viên của Dự án Loch Ness là Adrian Shine. "Bà nói rằng sinh vật đó có màu đen, mình mẩy ướt đẫm và nước đang trôi khỏi người nó" - ông kể - "Con vật đang bơi theo vòng tròn trên hồ. Bà lập tức hét lên với chồng rằng: Dừng lại! Quái thú kìa!”.
Việc bà Mackay phát hiện quái vật lập tức được phóng viên Alex Campbell đưa tin trên tờ Inverness Courier vào ngày 2/5/1933. Đây được xem là lần trông thấy quái vật Loch Ness đầu tiên trong thời hiện đại.
Nhưng chính sự phát hiện quái vật của Mackay mới thực sự mở "cửa xả lũ". Vô số người, từ cảnh sát, giám đốc ngân hàng, sinh viên, công chức, tài xế xe tải, nhân viên lâm nghiệp, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý nước và cả các ngư dân, đã lên tiếng nói về việc họ nhìn thấy quái vật Loch Ness.
Đã có vài người nổi tiếng tham gia làm tăng uy tín cho nghi vấn quái thú, như các nhà văn Gavin Maxwell và Compton Mackenzie.
Nghi vấn dựng chuyện
Tuy nhiên thời hiện đại, một nhà nghiên cứu tới từ Đại học St Andrew đã nghi ngờ giả thuyết về sự tồn tại của quái vật Loch Ness. Tiến sĩ Charles Paxton, nhà nghiên cứu và chuyên gia thống kê sinh thái học ở ngôi trường trên, đã xem xét từ 800 - 1.000 báo cáo về việc phát hiện quái vật. Và ông thấy điều thú vị là có một lượng lớn các "nhân chứng" lại là chủ quán cà phê và khách sạn, bao gồm cả Mackay.
Paxton đã dành khá nhiều thời gian để tìm kiếm các bài báo, cuốn sách và cả hồ sơ lưu trữ cũ có trong Cục Điều tra Loch Ness, cơ quan từng tồn tại trong những năm 1960 - 1970, để thu lấy các thông tin giá trị. Ông phát hiện rằng tin đồn về Loch Ness đã tăng lên đỉnh điểm sau khi xuất hiện một bức ảnh nổi tiếng về quái vật nào năm 1934.
Tác giả bức ảnh, đại tá Robert Wilson, tuyên bố ông đã chụp được quái vật vào ngày 19/4/1934, khi đang lái xe dọc theo bờ Bắc của hồ Loch Ness. "Quái vật" sau đó được phát hiện là một chiếc tàu ngầm đồ chơi, được gắn thêm đầu để giả làm quái thú.
Theo Paxton, đã có nhiều nhân chứng kể về quái vật hồ Loch Ness. Tất cả các câu chuyện này đã cho phép ông so sánh để kiểm tra tính đáng tin, liên quan tới từng chuyện. "Các câu chuyện đó rất thú vị, bởi nó cho chúng tôi cơ hội xem xét việc các nhân chứng nhất định có xu hướng gặp mặt quái vật Loch Ness quá nhiều so với mức ngẫu nhiên hay không" - ông nói - "Tôi nghi ngờ có người đã liên quan tới kế hoạch (dựng tin về quái thú). Nhưng tôi cũng tin rằng đại đa số người từng đưa tin về quái vật Loch Ness đã nói thật. Họ cho rằng mình đã nhìn thấy thứ gì đó kỳ lạ. Có thể nhiều người đã tưởng nhầm, nhưng tôi tin rằng họ có thành ý khi nói về quái vật".
Vậy có phải Mackay đã phịa ra chuyện quái vật để thu lợi? Cá nhân Shine không tin vào hướng giả thuyết này. "Bà ấy không phải là người tung tin. Chính chồng bà ấy mới là người loan tin trước và bà ấy đã không được nêu tên trong bản tin của báo chí" - ông nói - "Bà ấy không nói gì vì hai lý do. Thứ nhất, bà nghĩ rằng chuyện giống như việc tự quảng bá bản thân. Lý do tiếp theo có nguyên do người dân nơi đây thường chế nhạo những ai tuyên bố nhìn thấy quái vật là những kẻ bị say xỉn".
Có điều rõ ràng là từ khi ra đời tới nay, quái vật hồ Loch Ness đã giúp mang lợi lớn tới cho vùng đất bao quanh hồ, đặc biệt là với các chủ khách sạn và nhà hàng. Ngay cả những người như Shine cũng đã kiếm sống rất ổn nhờ Nessie. Ông hiện đang điều hành Trung tâm và Triển lãm Loch Ness, vốn đặt trên nền khách sạn cũ của bà Mackay.
Còn theo Visit Scotland, hoạt động du lịch nhờ quái vật đã mang về hơn 1 triệu bảng cho khu vực này mỗi năm.
Tường Linh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất