22/11/2017 07:57 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Động thái liệt Triều Tiên vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự mở cho mình một lối đi sau để đường hoàng sử dụng giải pháp quân sự nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong một tuyên bố ngày 20/11, Tổng thống Trump nhấn mạnh bước đi này “sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên và những người liên quan cũng như hỗ trợ chiến dịch gây sức ép tối đa để cô lập quốc gia Đông Bắc Á”.
Tuy nhiên, cộng đồng chuyên gia lại không đồng ý với nhận định rằng biện pháp chống Bình Nhưỡng như vậy sẽ giúp tăng cường đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên, xem xét đến việc trước đó Bình Nhưỡng đã bị gạch tên ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố từ năm 2008 dưới thời của cựu Tổng thống George W. Bush trong một nỗ lực thúc đẩy đối thoại.
Sourabh Gupta – chuyên gia về chính sách kinh tế và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương trả lời hãng truyền hình RT: “Điều này chỉ làm cho con đường giải quyết bằng đối ngoại bị đẩy ra xa hơn. Nó chỉ là bước tiến thêm mở đường cho các hành động quân sự. Nó khiến cho phương án ngoại giao trở nên khó khăn hơn để đạt được. Thậm chí các buổi đàm phán thời điểm hiện tại là đang bị chặn đứng”.
Trong khi đó, Eric Sirotkin – luật sư nhân quyền giải thích: “Tôi tin lí do chúng ta chứng kiến động thái đó từ phía Mỹ liên quan đến một sự thật rằng Washington đang rất tức giận vì đã không thể tạo ra thay đổi như họ muốn đối với Triều Tiên mà không dùng đến biện pháp quân sự. Tuy nhiên sáng kiến áp đặt thêm các lệnh trừng phạt thêm dường như khá vô dụng, vì vốn dĩ đã có rất nhiều lệnh trừng phạt rồi và những lệnh mới sẽ không gây ra khác biệt lớn”.
Các chuyên gia trên cũng không đồng tình với những tuyên bố từ phía Washington cho rằng Triều Tiên đã bảo trợ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Chuyên gia Gupta cho biết chỉ duy nhất một trường hợp gây tranh cãi có thể lấy ra làm cơ sở cho các tuyên bố trên là vụ ám sát một công dân Triều Tiên, mà dư luận nghi ngờ đó là Kim Jong-nam – anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong ngày 13/2 vừa qua tại Malaysia.
Trong khi đó, luật sư Sirotkin lại tin rằng không hề có bằng chứng gì để chính quyền Tổng thống Trump lại liệt Bình Nhưỡng vào danh sách đen.
“Định nghĩa cụm từ chủ nghĩa khủng bố thay đổi rất nhiều. Từ đó thường là một từ gây nhiều tranh cãi kể từ khi các nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh lôi nó ra để làm lí do bào chữa cho các hành động quân sự của mình. Chúng ta đang đối mặt với một tình huống mà không có bằng chứng chống lại Triều Tiên. Chúng ta có thể không đồng tình với việc họ vi phạm nhân quyền, với chương trình vũ khí hạt nhân song trên thực tế, những điều đó không đúng với định nghĩa của từ chủ nghĩa khủng bố”, luật sư Sirotkin giải thích.
Bình Nhưỡng vẫn chưa có lời tuyên bố đáp trả lại động thái này của chính quyền Washington. Song các chuyên gia tin rằng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sẽ càng ngày tồi tệ hơn.
“Tôi cảm thấy trong vài tháng nữa tình hình sẽ trở nên cực kỳ cực kỳ khó khăn… Đây là một cánh cửa sau ngăn chặn việc đối thoại và giải pháp ngoại giao… cũng như tiếp tục gây ra sự bất ổn trong khu vực. Đó là một nỗ lực để cô lập, tẩy chay và sẽ tiệt đường đối thoại với Triều Tiên, vì rõ ràng Mỹ thể hiện ‘Chúng tôi không nói chuyện với những tên khủng bố’.”
Theo Báo Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất